Trong kinh doanh, nhãn hiệu và thương hiệu là 2 khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Vậy nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu và thương hiệu có những điểm gì khác nhau? Hãy cùng thosuaxe.vn phân tích chi tiết trong bài dưới đây!
Nhãn hiệu là gì?
Theo khoản 16 điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu chính là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân hay tổ chức với nhau. Trong đó, một vài loại nhãn hiệu được quy định cụ thể như sau:
- Nhãn hiệu tập thể: Là dấu hiệu dùng để phân biệt dịch vụ/hàng hóa của các thành viên trong tổ chức này với dịch vụ/hàng hóa của tổ các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên của tổ chức đó
- Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức hoặc các cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa/dịch vụ của họ, nhằm xác thực hoặc chứng nhận về xuất xứ, vật liệu, nguyên liệu, chất lượng, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ,…
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Là loại nhãn hiệu được bộ phận công chúng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

Nhìn chung, nhãn hiệu thường được tạo thành từ một hoặc một vài yếu tố dễ nhận biết, ngắn gọn, dễ ghi nhớ và không thuộc các điều sau đây:
- Chỉ có hình, chữ số, chữ cái thông dụng (trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và công nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu)
- Sử dụng tên gọi thông thường của dịch vụ/hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ khác đã được sử dụng rộng rãi
- Chỉ địa điểm, thời gian, chủng loại, phương pháp sản xuất, chất lượng, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính mô tả hàng hóa/dịch vụ khác (trừ trường hợp dấu hiệu đó đã có khả năng phân biệt trên diện rộng trước thời điểm đăng ký nhãn hiệu)
- Chỉ mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể sở hữu
- Bị trùng lặp với các dấu hiệu nhận biết với cá nhân/tổ chức khác
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là một thuật ngữ được sử dụng để xây dựng và phát triển hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Ngoài ra, thương hiệu còn sở hữu một số đặc điểm nổi bật sau:
- Được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và trải nghiệm sản phẩm
- Khi được công nhận trên thị trường, thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị
- Không được pháp luật Việt Nam bảo hộ mà chỉ được người tiêu dùng, xã hội công nhận nếu chưa đăng ký
- Không có các dấu hiệu dưới dạng chữ, hình vẽ hoặc con số như nhãn hiệu
- Không xác định được chính xác khoảng thời gian tồn tại

Thương hiệu là tập hợp những liên tưởng của khách hàng về doanh nghiệp
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu chi tiết nhất
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Đăng ký bảo hộ | – Được pháp luật bảo hộ
– Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ |
– Không được pháp luật bảo hộ
– Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển trong quá trình kinh doanh |
Dấu hiệu nhận biết | – Có các dấu hiệu nhận biết nhìn thấy được dưới dạng hình vẽ, hình ảnh, chữ cái | – Không có dấu hiệu nhận biết, phân biệt cụ thể
– Hình thành và duy trì trong nhận thức của người tiêu dùng |
Thời hạn | – 10 năm/lần
– Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp |
– Tồn tại lâu dài và không xác định được chính xác thời gian tồn tại |
Ý nghĩa | – Dùng để phân biệt sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau | – Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp |
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhãn hiệu và thương hiệu mà thosuaxe.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thương hiệu là gì, nhãn hiệu là gì và sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Ngoài ra, đừng quên tham khảo nhiều bài viết kế tiếp của chúng tôi tại website thosuaxe.vn để tìm đọc, khám phá nhiều nội dung hay ho, hấp dẫn hơn nhé!