1322 Views

Bánh chưng và những câu hỏi thú vị về loại bánh truyền thống này

Là linh hồn của ngày Tết, bánh chưng là một trong những món ăn không chỉ ngon, mà còn mang rất nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc. Hãy cùng Thợ Sửa Xe vào bếp để tìm hiểu về nguồn gốc và những câu hỏi xoay quanh loại bánh truyền thống trong những ngày lễ Tết này nhé!

banh-chung-mon-an-truyen-thong-cua-nguoi-viet
Hình ảnh về bánh Chưng và dưa muối trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam

Nguồn gốc của bánh chưng xanh truyền thống

Vào đời vua Hùng thứ VI, ngài muốn tìm một loại lễ vật để có thể cúng lên Tiên Vương. Trong khi những người con khác của vua Hùng đều mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu lại được thần Nhân mách bảo, nên chàng đã mang đến hai món bánh ngon nhất được làm từ hạt gạo thân thuộc, đó là bánh chưng và bánh giầy.

Bánh chưng có ý nghĩa tượng trưng cho Đất nên chiếc bánh mới có hình dáng vuông vức, đẹp mắt. Nhân bên trong loại bánh này được làm từ thịt mỡ và đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy, được gói cẩn thận bằng những chiếc lá dong dài và luộc chín.

Ngược lại với bánh chưng, bánh giầy lại có được tượng trưng cho Trời, vì có hình dạng tròn, trắng muốt, được làm từ gạo nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm.

Hai chiếc bánh này đại diện cho Trời Đất, ôm lấy vạn vật và được ví như là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng có gì trên đời này có thể sánh bằng.

nguon-goc-cua-banh-chung
Nguồn gốc của bánh chưng xanh truyền thống

Những câu hỏi xoay quanh bánh chưng

Bánh chưng hay bánh trưng

Từ đúng ở đây là bánh chưng. Bởi “chưng” ở đây là một từ Hán-Việt, chúng có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước được bốc lên. Ngoài ra, chữ chưng này cũng là một chữ tượng hình nhằm mô tả lại hình ảnh nấu bánh, người xưa đã dùng phép hội ý để ghi chép lại.

Từ đó, chưng còn có thêm nghĩa khác là đun, hấp thực phẩm chín bằng nước hoặc hơi nước. Đôi khi bạn cũng có thể hiểu chưng là đun, hấp nhẹ và làm nước bay hơi.

Đặc biệt, các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện tại cũng chỉ ghi nhận bánh chưng – bánh giầy, không ghi nhận “bánh trưng”, “bánh dày”, “bánh dầy”, “bánh giày”,…

Bánh chưng bao nhiêu calo

Để biết được 1 miếng bánh chưng chứa bao nhiêu calo, bạn cần tính chính xác và cụ thể những thành phần gồm:

  • 200g gạo nếp
  • 100g thịt lợn
  • 50g đậu xanh

Đây là những thành phần thường được dùng cho 1 chiếc bánh chưng cỡ vừa phổ biến của người Việt. Theo đó, hàm lượng calo được tạo ra bởi các thành phần kể trên sẽ được tính như sau:

  • 1g tinh bột tương đương 4 calo
  • 1g chất béo tương đương 9 calo
  • 1g đậu xanh tương đương 4 calo

Từ đó, ta có thể tính được 1 chiếc bánh chưng sẽ chứa khoảng từ 1.700 đến 2.000 calo. Thông thường, theo như thói quen, người Việt khi ăn sẽ cắt bánh chưng ra làm 8 phần bằng nhau. Vậy trung bình 1 miếng bánh chưng được ăn sẽ có hàm lượng khoảng từ 200 đến 250 calo.

Ăn bánh chưng có béo, có mập không?

Mỗi chiếc Bánh Chưng thường được làm từ khoảng 1.5 đến 2 bát gạo nếp, chưa kể còn có thịt mỡ và đậu xanh. Nếu bạn ăn 1 miếng bánh chưng nhỏ ~50g, thì tương đương với việc bạn đã ăn lưng bát cơm, nó sẽ cung cấp khoảng 150 kcal.

Do đó, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 2 miếng bánh chưng thì nguy cơ tăng cân là rất cao, chuyện không kiểm soát được cân nặng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, món bánh chưng rán cũng là một món ăn được khá nhiều người yêu thích và được bày bán rất nhiều. Trong Bánh Chưng rán chứa nhiều chất béo hơn Bánh Chưng thường vì chúng được chế biến trong dầu mỡ. Đây là điều không tốt cho người bị bệnh tim, cao huyết áp, hay những người bị dạ dày. Nếu bạn gặp 1 trong các tình trạng trên, Thợ Sửa xe khuyên bạn không nên ăn nhiều bánh chưng, vì nó sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.

Ăn bánh chưng với gì để không bị béo

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng ăn bánh chưng vào buổi tối sẽ rất dễ gây chướng bụng, khó tiêu, dễ bị chuyển hóa thành mỡ thừa.

Vì thế, bánh chưng sẽ thích hợp nhất khi ăn trong bữa sáng và bữa trưa. Bởi lúc này cơ thể chúng ta vẫn phải hoạt động nhiều để tiêu hao bớt năng lượng. Khi ăn bánh, ta nên ăn miếng vừa phải, nếu gói bánh, thì nên sử dụng nhân thịt nạc thay vì thịt mỡ để giảm tình trạng tích mỡ.

Ngoài ra, khi ăn kèm bánh chưng với dưa muối hay hành muối chua đều có thể giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh được việc thừa cân, béo phì. Mặc dù vậy, những người có các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao thì không nên ăn các loại rau, củ, quả muối chua, vì đây là những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao.

Ăn bánh chưng bị nóng cổ là bị làm sao

Với chứng ợ nóng, ợ chua (hay còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản) sẽ thường gây mệt mỏi cho rất nhiều người. Chứng ợ nóng chỉ xảy ra khi cơ ở cuối thực quản đóng không được chặt, khiến cho các chất trong dạ dày bị trào ngược lên và gây hiện tượng kích ứng thực quản.

an-banh-chung-bi-nong-co
Ăn bánh chưng bị nóng cổ là bị làm sao

Khi ăn các sản phẩm được làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng mà bạn thường hay bị ợ nóng, ợ chua, thì nguyên nhân có thể do xôi nếp đó có cấu tạo tinh bột dạng nhánh, nên khi ăn nhiều bạn sẽ cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có những hiện tượng như ợ nóng, ợ chua, nóng cổ.

Tuy nhiên, không phải ai ăn đồ nếp đều bị nóng cổ, ợ nóng hay ợ chua. Hiện tượng này chỉ hay xảy ra đối với những người đang mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Đang mang bầu có ăn bánh chưng được không

Tuy bánh chưng, bánh tét, bánh giầy là những món ăn truyền thống ngày Tết cổ truyền từ ngàn đời nay của dân ta. Bên ngoài chúng tuy mộc mạc, đơn sơ, nhưng bên trong lại thơm bùi, khi cắn một miếng dường cảm nhận được hết các hương vị, tinh hoa của đất trời Việt Nam.

Bánh chưng được yêu thích không chỉ bởi ngon, mà còn vì những lợi ích sức khỏe chúng mang lại. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì nên thật thận trọng trong việc ăn uống ở giai đoạn thai kỳ và việc ăn bánh chưng hay bất kỳ loại bánh nào cũng cần phải được ăn nhắc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bánh chưng, hy vọng bài viết này của chúng tôi có ích đối với bạn. Hãy truy cập vào website của Thợ Sửa Xe mỗi ngày để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ hơn bạn nhé!

1322 Views