674 Views

Bảo thủ là gì? Cách nhận biết và những bất lợi của người bảo thủ

Bảo thủ không hẳn là một tính cách xấu, thế nhưng chúng lại khiến bạn đánh mất đi rất nhiều cơ hội, mối quan hệ và khó nhận được sự đồng cảm, giúp đỡ từ người khác. Vậy bảo thủ là gì? Làm thế nào để biết một người có tư duy bảo thủ? Nguyên nhân và hậu quả của tính bảo thủ mang lại là gì?…. Hãy cùng thosuaxe.vn tìm hiểu chi tiết về bảo thủ trong bài viết dưới đây nhé!

Bảo thủ là gì?

Bảo thủ là gì? Theo từ điển tiếng Việt, bảo thủ được hiểu là việc cố tình duy trì nguyên tắc, góc nhìn và lối tư duy cũ mà không chịu cải tiến, tiếp thu cái mới, ngay cả khi tất cả mọi người đều nhìn thấy điều đó không phù hợp.

Từ đó, ta có thể hiểu những người bảo thủ là những người luôn giữ suy nghĩ, ý kiến, cách làm lạc hậu và luôn cho mình là đúng; gây cản trở cho sự phát triển của bản thân, tập thể và xã hội.

bao-thu-la-gi
Người bảo thủ sẽ luôn tuyệt đối hóa và bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình đến cùng

Tuy nhiên, việc duy trì những thứ đã có sẵn mà vẫn còn giá trị tích cực trong hiện thực lại được coi là sự kế thừa; giúp xã hội ngày một văn minh và phát triển hơn.

Những dấu hiệu nhận biết một người có tư duy bảo thủ

Sau khi hiểu được bảo thủ là gì, chúng ta cần nắm được những dấu hiệu phổ biến nhất của một người có tư duy bảo thủ để đưa ra những quyết định kết thân, hợp tác làm ăn,… đúng đắn nhất. Cụ thể, người bảo thủ sẽ:

  • Luôn nghĩ bản thân mình là đúng và không muốn nghe ý kiến từ người khác
  • Thường xuyên phớt lờ đi đóng góp của người khác
  • Không thích sự thay đổi, luôn tỏ ra khó chịu khi phải thay đổi
  • Thường xuyên có cảm giác ghê sợ với mọi thứ
  • Luôn làm việc theo một khuôn mẫu cũ
  • Không có tính sáng tạo
  • Không biết san sẻ, thông cảm cho người khác
  • Không thích giao tiếp với người khác, nhất là người lạ
tinh-bao-thu-la-gi
Người có tính bảo thủ luôn từ chối, phớt lờ những góp ý của người khác

Những nguyên nhân khiến một người trở nên bảo thủ

Tính bảo thủ của một người có thể hình thành do:

  • Chịu quá nhiều phê bình theo hướng tiêu cực
  • Có niềm tin tuyệt đối vào những cơ sở khoa học không rõ căn cứ
  • Ảnh hưởng/học tập từ những người xung quanh
  • Thường xuyên bị so sánh
  • Hay cãi “cùn” trong các cuộc tranh luận hoặc bị người khác chỉ trích
  • Không được giáo dục sớm về cách đối diện với cảm xúc và vượt qua khó khăn

Những bất lợi mà người có tính bảo thủ sẽ gặp phải

Do rất khó chấp nhận tư duy, góc nhìn mới nên người có tính bảo thủ sẽ:

  • Đánh mất nhiều cơ hội làm ăn, kết giao
  • Dần bị xa lánh
  • Khó nhận được sự giúp đỡ thật lòng từ người khác
tinh-cach-bao-thu-la-gi
Người bảo thủ sẽ dần bị mọi người xa lánh
  • Không thể trải nghiệm những cảm giác mới mẻ, sinh động trong cuộc sống
  • Tụt hậu, không thể theo kịp xu thế của xã hội
  • Khó phát triển trong sự nghiệp
  • Gia tăng thêm kẻ thủ
  • Khiến tinh thần, chất lượng và hiệu quả công việc của tập thể bị giảm sút trầm trọng (nếu người bảo thủ giữ chức vụ cao)

 Làm sao để loại bỏ tính bảo thủ?

Vì bảo thủ là một tính cách, tư duy đã theo chúng ta rất nhiều năm, do đó việc loại bỏ được tính bảo thủ sẽ khá khó khăn và cần phải có quá trình thay đổi dần dần.

Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tính bảo thủ được nhiều người áp dụng, mời bạn tham khảo:

  • Hạn chế đổ lỗi cho người khác: Việc đổ lỗi khi mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn chỉ là hình thức thoái thác vai trò, trách nghiệm của bản thân, không giúp vấn đề được “tháo gỡ” triệt để. Vì thế, bạn cần nhìn nhận lại toàn bộ quá trình và suy nghĩ về hướng giải quyết thay vì đổ lỗi cho người khác.
  • Quan tâm với cảm xúc của những người xung quanh: Để hạn chế được tính bảo thủ, bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để đưa ra những hành động, lời nói hay những quyết định phù hợp nhất.
  • Học cách giao tiếp: Thay vì luôn muốn người khác nghe và làm theo ý mình, bạn nên dừng lại một chút để quan sát, lắng nghe và ghi nhận ý kiến đóng góp của những người khác, sau đó đưa ra ý kiến của bản thân một cách khéo léo.
  • Đọc nhiều sách: Việc bổ sung kiến thức sẽ giúp bạn phát triển tư duy, có thêm nhiều góc nhìn mới hơn về chuyên môn cũng như các kiến thức liên quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo thủ mà thosuaxe.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tính bảo thủ là gì và kịp thời cải thiện, sửa đổi bản thân nếu đang sở hữu tính cách không tốt này.

674 Views