2292 Views

Chỉ số ROA – ROE là gì? Phân biệt hai chỉ số ROA và ROE

Để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì các nhà đầu tư cần kết hợp rất nhiều chỉ số mới có thể đưa ra những đánh giá tổng thể về các hoạt động kinh doanh, tránh trường hợp đi phải những “nước cờ” sai, dẫn đến thua lỗ nặng nề. Và lúc này, chỉ số ROA ROE sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những nhận xét trực quan và toàn diện nhất. Vậy bạn đã biết ROE và ROA là gì chưa? Hãy cùng Thợ sửa xe khám phá chúng trong bài viết bên dưới nhé!

==> Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính và cách phân biệt với thu nhập ròng

Chỉ số ROA là gì?

ROA là viết tắt của từ gì? ROA được biết đến là từ viết tắt của cụm Tiếng Anh “Return On Assets” và có nghĩa là “Tỷ số về mặt lợi nhuận trên tổng tài sản”, “Chỉ tiêu hoàn vốn của tổng tài sản”, “Hệ số xoay vòng của tài sản” hay “Tỷ suất sinh lời trên tổng số tài sản”. 

chi-so-roa-roe-la-gi
ROA ROE là gì?

Đây là một dạng chỉ số được sử dụng tương đối phổ biến trong các báo cáo tài chính và có chức năng là để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty, doanh nghiệp.

Chỉ số ROA cực kỳ quan trọng và là mối quan tâm bắt buộc của các nhà quản lý doanh nghiệp khi họ muốn phân tích và tính toán khả năng sinh lời trên tổng tài sản (vốn kinh doanh) của mình. Hay chính xác hơn, thông qua ROA bạn sẽ biết được phương thức sử dụng tài sản để kinh doanh của mình có đang mang lại lợi nhuận và hiệu quả hay không để kịp thời chỉnh lý.

Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Return On Equity”, thường được gọi với cái tên Việt hoá là lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hoặc ngắn gọn là lợi nhuận trên vốn cũng được.

Bạn có thể hiểu đơn giản về ROE như thế này: Bạn bỏ tiền túi của chính mình ra và không vay mượn của bất cứ ai để mở cửa hàng bán đồ ăn, trong vòng 12 tháng bạn kiếm được một số tiền lời. Thì chỉ số ROE ở đây chính là tỉ số của số tiền lời mà bạn thu được trên tổng số tiền vốn mà bạn đã bỏ ra. Ví dụ như câu “một vốn, bốn lời” sẽ được hiểu theo kiểu chỉ số là ROE = 4 / 1 = 4 hay là 400%, đơn vị tính của ROE là %.

Cách tính ROA ROE đơn giản và nhanh chóng

Công thức ROA

Để có thể tính chính xác được chỉ số ROA thì người ta sẽ dựa vào công thức dưới đây:

  • ROA = Lợi nhuận ròng tức lợi nhuận sau thuế dành cho các cổ đông thường / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp *100%

Cụ thể trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chính là khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ nhận được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí kinh doanh cũng như các chi phí phát sinh khác.
  • Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp chính là con số được thể hiện trên báo cáo tài chính hoặc dựa theo công thức: Tổng số vốn = Vốn của chủ sở hữu + Số vốn đi vay.

Ví dụ: Một doanh nghiệp với số vốn chủ sở hữu là 60.000.000 USD và lợi nhuận ròng đạt 10.000.000 USD. Theo công thức chúng ta đã đề cập ở trên thì ROA của doanh nghiệp đó sẽ được tính là: ROA = 60.000.000 / 10.000.000 = 60%.

Công thức tính ROE

cong-thuc-tinh-roe
ROE được tính như thế nào?

Công thức:

  • ROE = Lợi nhuận thu về sau thuế (Earnings) / Số vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế sẽ là lợi nhuận ròng dành cho các cổ phiếu thường.
  • Vốn chủ sở hữu sẽ là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra.

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có lợi nhuận ròng sau thu thuế là 30.000.000 VNĐ còn vốn chủ sở hữu là 100.000.000 VNĐ.

=> Áp dụng công thức trên ta có: ROE = 30.000.000 / 100.000.000 = 0,3 hay 20%. Tức là, doanh nghiệp X đã bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh và thu về được 0.2 đồng lợi nhuận.

Phân tích ROA và ROE trong kinh doanh

Trên thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư thường dành sự quan tâm tới cổ phiếu của các doanh nghiệp có chỉ số ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây được coi là yếu tố chính để nhà đầu tư có thể nhận ra một cổ phiếu có tiềm năng phát triển hay không.

Trong việc đánh giá ROA, ROE chúng ta cũng cần xem xét đến các yếu tố liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau thường sẽ có sự khác biệt rất lớn trong 2 chỉ số này. Ngay cả khi cả khi ROA và ROE bằng nhau hoặc có chênh lệch lớn thì cũng cần phải có sự phân tích thật  kỹ lưỡng.

Ví dụ, doanh nghiệp Y có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng sẽ có ROA bằng với doanh nghiệp Z có tổng tài sản 5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng quy mô tài sản doanh nghiệp A vẫn sẽ cao hơn nhiều so với doanh nghiệp B.

Một ví dụ khác nữa, doanh nghiệp B có vốn chủ sở hữu là 100 tỷ đồng và doanh nghiệp F với 80 tỷ đồng. Tổng số nợ lần lượt của B và F lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Cả 2 doanh nghiệp này đều đạt cùng mức lợi nhuận là 1 tỷ đồng, như vậy chỉ số ROE của doanh nghiệp B sẽ cao hơn doanh nghiệp F. Nhưng với trường hợp này, doanh nghiệp B lại có khả năng đảm bảo tài chính cao hơn F nhờ sử dụng ít nợ vay.

phan-biet-roa-roa
Doanh nghiệp B đảm bảo tài chính cao hơn F nhờ sử dụng ít nợ

Nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được chia làm 2 phần bao gồm vốn đi vay và vốn chủ, ROA giúp người phân tích nhìn thấy được khả năng mà doanh nghiệp mang đến lợi nhuận từ vốn góp cổ đông, vì vậy cần phải đánh giá rất nhiều vấn đề khác như tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ) hay tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…

Mối quan hệ mật thiết giữa ROA và ROE

Các nhà đầu tư thường sẽ thấy ROE và ROA đi theo cặp với nhau.

  • Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài thường chỉ dùng đòn bẩy tài chính ở 1 mức độ hợp lý hoặc rất ít. Đòn bẩy tài chính tăng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó đang vay vốn từ bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

Chúng ta cũng nên chú ý đến ngành, lĩnh vực sẽ xét chỉ số ROA và ROE. Ví dụ, chỉ số ROE trong ngành ngân hàng thường khá cao nhưng ROA lại thấp, vì bản chất của ngành này là lấy tiền từ phía người gửi để cho vay lại hoặc đầu tư, chủ yếu là kinh doanh trên sự chênh lệch lợi suất này. Nếu chỉ số ROE cao gấp ROA 10 lần cũng là chuyện rất bình thường.

Trong kinh doanh:

  • Chỉ số ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Vì thế, để tăng chỉ số ROE thì doanh nghiệp phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số đã nêu ở trên:

  • Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Để lợi nhuận biên tăng, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao doanh thu đồng thời cắt giảm đáng kể chi phí đầu tư.

  • Vòng quay tài sản = Doanh thu của doanh nghiệp / Tổng số tài sản

Để có thể làm tăng được chỉ số này thì doanh nghiệp cần phải tạo ra nhiều doanh thu hơn trên tổng số tài sản hiện đang sở hữu.

Ví dụ: Với không gian là một quán trà sữa, buổi sáng bạn có thể bán trà sữa kèm cà phê cùng với đồ ăn sáng. Đến buổi trưa thì bạn có thể bán kèm cơm văn phòng còn đến buổi tối bạn có thể tổ chức những lớp học kèm Tiếng Anh hoặc các kỹ năng sống khác.

lien-ket-giua-roa-roe
Nên thực hiện đòn bẩy kinh tế hợp lý để tăng lợi nhuận

Như vậy, cùng một tài sản là quán trà sữa nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng doanh thu cao hơn nhờ việc kết hợp giữa việc bán trà sữa và các thứ cần thiết khác vào những khung thời gian thích hợp.

  • Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Doanh nghiệp có thể làm tăng chỉ số này bằng cách vay thêm vốn để đầu tư. Nếu lãi suất vay thấp hơn thu nhập trên tổng tài sản doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đã mang lại hiệu quả tối ưu.

Trên đây, Thợ sửa xe chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số ROA và ROE là gì cũng như tầm quan trọng của cả 2 chỉ số này trong kinh doanh. Nói tóm lại, ROA và ROE là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nếu phân tích và đánh giá chúng một cách đúng đắn và chính xác sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn cho doanh nghiệp. Chúc các bạn luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn trong đầu tư!

2292 Views