Khi bạn đang lái xe ở tốc độ cao và đột nhiên gặp một vòng cua. Phản ứng của hầu hết chúng ta trong trường hợp này chính là phanh xe và về số thấp hơn để giảm tốc độ để vào cua. Tuy nhiên nếu số ở quá cao mà bạn lại muốn thay đổi từ 2 – 3 cấp số trong khi thời gian quá ngắn điều đó có thể khiến cho hộp số của xe bị hỏng, không những thế, độ an toàn của bản thân cũng được đem ra “đánh cược”. Nhưng nếu sử dụng công nghệ slipper clutch thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vậy slipper clutch là gì?
Công nghệ slipper clutch là gì?
Có thể chính bản thân bạn đang sử dụng một chiếc xe có ứng dụng công nghệ này nhưng lại không hay biết về chúng. Slipper clutch chính là công nghệ nồi chống trượt hay còn được gọi là ly hợp chống trượt bánh khi dồn số gấp. Vào năm 1982, chiếc Honda NR500 là chiếc xe đầu tiên được trang bị công nghệ ly hợp chống trượt. Đến năm 1990, hầu hết các model xe đua đều được trang bị công nghệ này. Hiện nay slipper clutch được ứng dụng trên gần như tất cả các dòng xe thể thao. Chính vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau “mổ xẻ” tìm hiểu về công nghệ hiện đại này.
Bộ nồi chống trượt slipper clutch
Clutch là gì? Đây là tên tiếng anh của từ ly hợp, hay nhiều người còn gọi là côn, nồi. Đây là một trong những bộ phận trong yếu của xe máy. Trong xe hai bánh, ly hợp có nhiệm vụ nối với trục khuỷu của động cơ cùng với hệ thống truyền lực để truyền mô men lực một cách êm ái. Đồng thời nhanh chóng cắt truyền động đến hệ thống truyền lực một cách dứt khoát trong những trường hợp cần thiết.
Vậy còn slipper là gì? Theo đúng nghĩa của tiếng anh thì slippers có nghĩa là dép. Nhưng trong cả cụm slipper clutch thì đây lại là khả năng chống dồn số gấp của bộ ly hợp.
Cấu tạo và nguyên lý vận hành của nồi chống trượt – slipper clutch
Những bộ nồi chống trượt này có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là các tấm ly hợp cùng với nanh vuốt chó. Trong quá trình chạy xe, các nanh vuốt chó kết hợp với các tấm ly hợp để thúc đẩy lực truyền. Khi việc truyền tải lực khiến cho một moment xoắn lại thì trung tâm splined sẽ trượt lên dốc mang đồng thời ngắt kết nối từ các tấm ly hợp.
Mặt cắt của slipper clutch
Đối với những chiếc xe sử dụng động cơ 4 thì, khi chúng ta dồn số gấp khi vào cua thì bánh xe sẽ bị bó lại, ghì xe lại, xe bị chậm khi vào cua. Tuy nhiên đối với bộ nồi chống trượt slipper clutch lại khác. Những chiếc nồi chống trượt này gồm có 10 lá bố giúp cho động cơ dễ chuyển sang hộp số. Nồi được thiết kế bề mặt mâm ép cho khả năng tịnh tiến tốt đẩy trượt mâm ép ra bên ngoài. Từ đó mà tạo ra khoảng cách giữa lá bố cùng mâm ép để cho lá bố có thể trượt mà không cần cắt côn. Hạn chế tình trạng bó cứng côn xe.
Vai trò của công nghệ slipper clutch
Bộ ly hợp chống dồn số gấp giúp giảm lực đột ngột vào bộ truyền lực nhờ đó mà hệ thống truyền lực cho khả năng giảm hao mòn, nâng cao tuổi thọ.
Giảm thời gian ôm cua, đảm bảo an toàn cho người điều khiển
Công nghệ này còn cho khả năng ngăn chặn tình trạng bánh xe sau bị khóa trong các trường hợp động cơ bị hỏng hoặc quá trình truyền lực thất bại.
Người lái không cần phải quá tập trung vào sự vận hành của ly hợp thay vào đó là có thêm thời gian để lưu tâm đến các vấn đề khác như tư thế ngồi, phanh,… khi vào cua.
Bộ ly hợp chống dồn số gấp giúp hạn chế tình trạng bó cứng phanh bánh sau mỗi khi vào cua, hạn chế tình trạng rung giật. Nhờ đó mà tăng độ an toàn, đặc biệt là đối với những tay đua thì chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian vào cua. Đôi khi chức vô địch chỉ được tính bằng những phần trăm giây. Do đó những chiếc xe được trang bị hệ thống nồi chống trượt là hoàn toàn cần thiết.
>> Xem thêm: Hiện tượng lửng số False Neutral là gì? Các lưu ý cần biết
Trên đây là một số thông tin khái lược nhất về công nghệ chống trượt slipper clutch. Từ bài viết ta có thể thấy đây là một trong những công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng.