4431 Views

Drama là gì? Tổng hợp các loại Drama trên MXH

Từ ngày các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram trở nên thịnh hành thì có ai mà chưa từng bắt gặp cụm từ “drama”. Chỉ cần 1 vấn đề gì đó nổi cộm lên, đôi khi chỉ là phanh phui 1 sự thật nào cũng được người ta xem như là một drama. Vậy drama là gì? Ý nghĩa gốc của nó ra sao? Thợ sửa xe xin phép được giải thích ngay trong bài viết dưới đây.

==> Xem thêm: Định nghĩa trẻ trâu là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ trâu chính hiệu

Drama là gì?

Trong tiếng Anh, drama có nghĩa là “ kịch ” (/drɑː.mə/ ), được dùng để nói về những vở kịch hoặc các bộ phim chính kịch hay đơn giản hơn là 1 câu chuyện nào đó được xây dựng lên với cốt truyện khá dài, diễn biến xảy ra phức tạp và gay cấn được thể hiện thông qua các nhân vật trong đó. 

drama-la-gi
Drama là j?

Điểm nhấn đặc biệt tạo nên drama đó chính là cần phải có yếu tố liên quan đến diễn biến tâm lý của nhân vật, những diễn biến xung quanh cần được đẩy lên đến đỉnh điểm của sự mâu thuẫn, có cao trào đột ngột nhưng cũng cần có bước giải quyết nút thắt.

Drama có rất nhiều nội dung đa dạng, các tác giả hay biên kịch có thể thoải mái sáng tạo trong dram. Từ những drama hành động nghẹt thở, tâm lý tình cảm, hài hước cho đến thê thảm. Thậm chí, có cả những drama kết hợp được cả hai hoặc ba yếu tố trên cùng 1 lúc.

Nguồn gốc của drama được bắt nguồn từ đâu?

Có thể nhiều bạn đã biết drama thực ra đã được sử dụng từ cách đây rất lâu rồi nhưng chắc chắn bạn sẽ phải giật mình vì thời điểm má nó xuất hiện bởi vì drama không chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm như nhiều người lầm tưởng.

Nguồn gốc ban đầu của drama là từ tiếng Hy Lạp, nó đã được nhà hiền triết Aristole sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm “ Poetics ” (Nghệ thuật của Thi ca) từ tận thế kỉ IV TCN. Ông cho rằng “drama” chính là kịch – một dạng tác phẩm nghệ thuật thơ mộng nhưng vẫn có cả tính “hành động”.

Drama – Nếu để hiểu theo nghĩa kịch như đúng với bản chất của nó thì phải có đầy đủ ba yếu tố sau đây :

  • Biên kịch: Chính là tác giả của câu chuyện đó
  • Khán giả: Những người xem và cảm nhận câu chuyện
  • Diễn viên: Những người tái hiện lại toàn bộ nội dung của câu chuyện từ các trang giấy

Các thể loại Drama thông dụng hiện nay là gì?

Drama không đơn thuần chỉ có mỗi kịch, nếu hiểu đúng ý nghĩa thì sẽ có nhiều loại hình nghệ thuật diễn tả về drama. Cụ thể như:

– Những bộ phim truyền hình dài tập : Hay cũng chính là drama. Chúng thường xuất hiện trong mục giới thiệu phim trên trang web, đặc biệt là những phim Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu phim nào có nhiều tập thì sẽ được gắn thẻ là drama.

drama-anime
Drama Anime là gì?

– Manga hay Anime: Chắc chắn ai trong chúng ta cũng biết quá rõ manga và anime là truyện tranh và phim hoạt hình nổi tiếng đến từ Nhật Bản rồi. Nhưng lý do tại sao mà 2 loại hình này cũng được xếp là một thể loại drama nhỉ? Đơn giản là bởi vì trừ những dạng “one shot” (câu chuyện ngắn chỉ có 1 tập) thì đa phần các manga và anime đều khá là li kì với cốt truyện dài cực kỳ gay cấn, gần như là chúng sẽ nói về cả cuộc đời của các tuyến nhân vật chính và phụ.

– Những câu chuyện mang hơi hướng lịch sử: Thể loại này cũng được xem là drama nếu nó thể hiện được những yếu tố cao trào, các nhân vật lịch sử có nhiều hành động, suy nghĩ khiến kết quả được đẩy lên đến đỉnh điểm.

– Opera: Đây lại là 1 loại hình nghệ thuật biểu diễn khác của kịch, nội dung câu chuyện sẽ được truyền tải thông qua giọng hát của người thể hiện và âm nhạc.

– Tuồng/Chèo: Loại hình này có độ phổ biến không, là 1 bộ môn nghệ thuật sân khấu cổ truyền tại Việt Nam, nó thường tái hiện lại những câu chuyện và nhân vật trong văn học hoặc lịch sử, thông qua cả câu thoại và câu hát, âm thanh phụ họa riêng biệt theo từng thể loại.

Một từ có liên quan đến drama

  • Drama còn xuất hiện trong 1 vài lễ trao giải như: SBS Drama Awards – Đây là 1 buổi lễ trao giải để tôn vinh các tác phẩm và diễn viên thuộc thể loại phim truyền hình xuất sắc tại Hàn Quốc.
  • Drama Queen: Dùng để chỉ những cô nàng mà không 1 ai muốn dây vào và thường bị gán mác là ảo tưởng, nữ hoàng của những vụ bóc phốt. Bản thân người bị gọi với biệt danh này sẽ cho mình là trung tâm của mọi câu chuyện, tự dựng lên cho mình 1 vỏ bọc giả tạo và mãi đắm chìm trong sự dối trá đó.
  • Web drama là gì?: Đó là những trang web để xem phim truyền hình hoặc các bộ phim có tính drama gay cấn, thường được gắn nhãn từ 13 – 16+.
web-drama
A-Teen là bộ web drama nổi tiếng năm vừa rồi tại Hàn Quốc
  • Drama Club: Là những câu lạc bộ tụ tập của các bạn trẻ có đam mê diễn xuất, thường thấy ở các trường cấp 3.
  • Drama cẩu huyết: Là những bộ phim hoặc truyện có nội dung rất dài, tình tiết lâm li bi đát cực kỳ thảm khốc hoặc quá vô lý khiến người xem tức tối và không muốn tiếp tục theo dõi. Nếu có cố gắng xem đến tập cuối thì khi kết thúc bạn sẽ lập tức đập bàn và chửi tác giả, biên kịch vì đã làm ra 1 tác phẩm “rác” đến thế.
  • Drama Game: Thường là những vụ tranh cãi gây chú ý trong cộng đồng các game thủ.

Xem thêm: Anime là gì? Tổng hợp các định nghĩa thường gặp khi xem anime

Drama là gì trong định nghĩa của giới trẻ hiện nay?

Nghĩa đúng của drama thực chất rất đơn giản như chúng tôi đã nói ở trên nhưng khi về Việt Nam thì drama được giới trẻ sử dụng theo kiểu một cách khác thú vị hơn nhiều. Drama sẽ được dùng để nói về một câu chuyện hay một tình huống trớ trêu và vô cùng lằng nhằng, éo le. 

Điển hình nhất thì drama hay được sử dụng rộng rãi trong giới showbiz. Nó được dùng để ám chỉ những câu chuyện được tạo ra hay cũng có thể là sự thật nhằm tạo nên cho khán giả những làn sóng dư luận với nhiều ý kiến trái chiều nhau và tạo thành những cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.

drama
Nam Em được gọi là “nữ hoàng drama” trong showbiz Việt

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản về drama là khi nói về các vụ “bóc phốt” vậy. Ví dụ cụ thể như: Nữ ca sĩ A bóc phốt ca sĩ B hát nhép trên sân khấu, bóc phốt nhạc sĩ A đạo nhạc trắng trợn mà vẫn được gọi là hit quốc dân, bóc phốt thanh niên A vay tiền bỏ trốn, bóc phốt minh tinh A cắm sừng diễn viên B,… Các sự kiện này không chỉ gói gọn trong giới của những người nổi tiếng mà nó hoàn toàn có thể đến từ những câu chuyện đời thường nhưng có tốc độ lan truyền chóng mặt.

Hít drama là gì?

Cụm từ “hít drama” đã trở nên khá phổ biến trong bộ phận giới trẻ ngày nay, khi mà các tin tức hay bài báo bóc phốt được đăng tải rầm rộ hơn bao giờ hết. Chỉ cần với một bài đăng trên trang fanpage bất kỳ hay một bài confessions kịch tích nào đấy là đã có thể tạo nên một hội nhóm những người thích hít drama vào bình luận ngay được. 

Theo quan điểm của phần đông các bạn trẻ thì hít drama là việc cần làm và phải hít ngay từ đầu thì mới cảm nhận được sự thú vị, hấp dẫn của nó hơn nữa như vậy mới hiểu tường tận từng chi tiết và có nhiều chuyện để bàn hơn.

Hiểu theo 1 cách đơn giản hơn thì là khi bạn đang theo dõi một bộ phim nhiều tập, bạn sẽ rất mong chờ những diễn biến các tập tiếp theo của bộ phim này. Hoặc đối với những ngôi sao nổi tiếng, bạn thường mong chờ họ sẽ làm gì và phát ngôn những gì tiếp theo, có gì hay để nói và bàn luận hay không. Do đó, kĩ năng nắm bắt nhanh và chính xác các tin tức, sự kiện hot có thể được coi là biểu hiện của một cao thủ có khả năng hít drama điêu luyện.

Trong thế giới ảo ngày nay, các bạn trẻ luôn háo hức, tò mò với những sự kiện nóng hổi, nổi cộm của xã hội mà đặc biệt là trong giới giải trí. Từ đó có được cơ hội để phô diễn được ngôn từ cũng như hiểu biết của bản thân. 

Drama có rất nhiều loại, người thì bị dính phốt do người khác đứng lên tố cáo 1 hành động hay cách cư xử không đẹp nào đó. Một bộ phận thì lại tự tìm cách phô ra những drama của mình để xem thiên hạ có trầm trồ, bàn tán và có thể nổi tiếng nhanh hơn. 

hit-drama
Có drama mà không rủ “hít chung” là rất tội lỗi

Đa số, drama trên các trang mạng xã hội thường mang tính chất cá nhân cao hoặc là tính tập thể. Đối với những drama của một người nổi tiếng hay một tổ chức có tên tuổi nào đó sẽ có sức hút đáng kể hơn hẳn. Ví dụ như: Đội tuyển U23 Việt Nam, các hotgirl Sài thành,… Khả năng lan truyền của 1 drama thường chỉ kéo dài trong khoảng một tuần, tuy nhiên đối với những sự kiện hot, mang tính chấn động thì có thể kéo dài từ năm này sang năm khác.

Độ dài để duy trì một drama thường không quá lâu bởi vì thông thường những người trong cuộc sẽ im lặng và ít đưa ra những lời bình luận hay quan điểm của mình về chuyện đó. Do vậy mà những người lấy việc “hít drama làm nguồn sống” dần dần sẽ cảm thấy trở nên nhàm chán, tẻ nhạt và tìm một nguồn tin tức mới hoặc phốt khác mang tính xu hướng hơn để có thể thỏa mãn được sở thích của mình.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hiểu được rõ drama nghĩa là gì? Nó có tác dụng như thế nào cũng như sử dụng làm sao cho đúng cách. Trong thời đại công nghệ 4.0 mạnh mẽ này, mạng xã hội sẽ ngày càng phát triển thì nhu cầu hóng hớt của cộng đồng mạng cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rõ 1 điều những drama nào có tính xác thực cao, rõ ràng và tránh buông những lời bình luận nặng lời, chỉ trích và làm mất tình cảm giữa đôi bên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của thosuaxe.vn nhé!

4431 Views