Mặc dù để “Ơ mây zing, gút chóp em” vượt mặt trong hạng mục trao giải câu nói viral nhất năm 2020 của giải thưởng WeChoice Awards nhưng chúng ta không thể không thừa nhận “giả trân” cũng xứng đáng không kém. Vậy, giả trân nghĩa là gì? Nguồn gốc của câu này có xuất phát từ đâu? Hãy để Thợ sửa xe giải đáp thắc mắc này của bạn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Giả trân nghĩa là gì?
Trên thực tế, cụm từ “giả trân” hay “không hề giả trân” không được liệt kê trong từ điển Tiếng Việt nên nó không có 1 định nghĩa chính xác nào. Bởi chúng chỉ được các bạn trẻ sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội, vì thế mà nhiều người cho đến giờ vẫn không hiểu được nghĩa của từ này cũng là điều có thể hiểu.

Cụm từ “giả trân” xuất hiện liên tục trên Facebook thông qua những câu nói trêu đùa kiểu như:
- Chán muốn chết vì màn ‘đổi mặt’ giả trân như phim kinh dị.
- Cười xỉu vì hiệu ứng kỹ xảo giả trân trong phim Trung Quốc.
- Nhỏ đó diễn giả trân như vậy mà không ai nhìn ra à?
Để có thể giải thích được rõ nhất nghĩa của cụm từ giả trân thì chúng ta hãy cùng nhau đi giải thích nghĩa của từng từ tách biệt nhé:
- Giả: Không có thật, không đúng sự thật.
- Trân: Trơ trơ cái mặt ra, ngây ra, không biết tự xấu hổ. Dùng để chỉ trạng thái của 1 sự vật hay bộ mặt thật của người nào đó đang được phơi bày ra khi không còn sự bao bọc, che phủ nữa.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu giả trân được dùng để ám chỉ những hành động, con người hay sự việc nào đó không có thật nhưng vẫn cố tình làm như có thật dù người khác “vừa nhìn 1 cái đã biết là giả”. Tuy nhiên, ngay cả khi đã bị phát hiện thì vẫn trơ trơ cái mặt ra mà không biết xấu hổ.
Giả trân không chỉ được dùng để mỉa mai một người hay 1 sự việc trông giả tạo mà dân tình còn thích sử dụng cả cụm từ “không hề giả trân” để giễu cợt một cách khéo léo cũng như tạo thêm nhiều sự thích thú.
Vậy nên, nếu có ai đó nói bạn “Không hề giả trân” thì cũng đừng vội lấy đó làm vui mừng nhé vì đấy chẳng phải lời khen có tâm gì đâu!
Nguồn gốc xuất phát của cụm từ “giả trân”
Kể từ khi xuất hiện, giả trân đã nhanh chóng trở thành 1 trào lưu mới và cực kỳ hot trong cộng đồng mạng. Do vậy cũng có không ít người thắc mắc ai là người đã tạo ra câu nói thú vị này.

Nhiều cư dân mạng cho rằng, giả trân được xuất hiện lần đầu tiên từ một clip của một nữ CEO tại Thanh Hoá. Tài khoản Tik Tok này có tên Hà Bang Chủ của nữ CEO này thường xuyên đăng tải những video đạo lý được đầu tư kỹ lưỡng về kịch bản cũng như thời gian. Tuy nhiên, trái ngược với sự chỉn chu trong kịch bản thì dàn diễn viên trong clip lại không hề có kỹ năng diễn xuất, nét diễn bị đơ và trơ ra khiến người xem không khỏi dở khóc dở cười.
Video khởi nguồn cho sự “ra mắt” và nổi tiếng của “giả trân” được dân mạng gọi vui với tên là “Sự hồ đồ của Khuyên”. Cụ thể trong video này, mẹ của Khuyên đang làm việc đã bị ngất xỉu giữa nắng nóng và được 1 anh shipper cùng 1 cô gái tốt bụng nữa giúp đỡ. Tuy nhiên, Khuyên lại quá “hồ đồ” và cho rằng anh shipper đang có ý đồ xấu với mẹ của mình và cô nàng đã buông lời mắng chửi anh ship. Mẹ Khuyên thấy thế đã giải thích rõ và nhắc nhở Khuyên 1 cách nhẹ nhàng rằng: “Sao con hồ đồ vậy Khuyên?”. Cuối video, sau khi đã hiểu rõ ngọn nguồn thì cô nàng đã tự trách bản thân mình sau đó xin lỗi mẹ và anh chàng shipper tốt tính kia. Và để lời xin lỗi của mình trở nên có tâm hơn thì Khuyên còn không quên tự vả cho bản thân một cái tát vào mắt với nét diễn “không hề giả trân”.
Xem thêm: Trà xanh là gì? Dấu hiệu nhận biết một người có tính “trà xanh”
Chúng ta nên sử dụng từ giả trân trong những tình huống như thế nào?
Thông thường cụm từ “giả trân” và “không hề giả trân” sẽ được cư dân mạng sử dụng trong các tình huống tấu hài, giải trí và khi trêu nhau nhiều hơn, ví dụ như:
- Nét diễn của diễn viên này không hề giả trân chút nào!
- Biểu cảm không hề giả trân của nữ ca sĩ X khi giao lưu với fan khiến tôi không thể thở được.
- Biểu cảm giả trân của hot boy Y khi đồng nghiệp chia sẻ quan điểm sống.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng cụm từ này vì vốn dĩ đây cũng không phải là từ có ý nghĩa tích cự gì cả mà còn có phần mỉa mai soi mói. Chính vì thế, bạn chỉ nên sử dụng cụm từ này trong những ngữ cảnh phù hợp. Tốt nhất là nên sử dụng trong văn nói đời thường và không yêu cầu phải trang trọng.
Đặc biệt bạn chỉ nên sử dụng chúng với những người bạn bè đồng trang lứa chứ không nên sử dụng với người lớn tuổi vì họ là nhóm người không thể bắt kịp được những xu hướng mới của giới trẻ.
Nếu bạn nói với họ những từ này thì chắc chắn họ sẽ không hiểu và không hiểu thì họ sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ và có cái nhìn không hay về bạn. Do đó, hãy thật thận trọng khi sử dụng giả trân nhé.

Qua bài viết này của Thợ sửa xe, mong rằng các bạn đã có thể hiểu được giả trân có nghĩa là gì và nguồn gốc xuất hiện của trào lưu này. Giả trân thực tế không phải là một từ ngữ có nghĩa tích cực nên các bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi dùng nhé.