1580 Views

[Giải đáp] Hợp chất vô cơ có mấy loại? Gồm những loại nào?

Các bài toán về hóa học luôn đa dạng và phức tạp, nhất là các bài toán về hợp chất vô cơ. Điều này đã vô tình làm mất thiện cảm của môn hóa đối với rất nhiều học sinh, sinh viên trên cả nước. Để giúp hóa học nói chung và hợp chất vô cơ nói riêng trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn, Thợ Sửa Xe xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về hợp chất vô cơ là gì, hợp chất vô cơ có mấy loại, gồm những loại nào và ứng dụng của một số hợp chất vô cơ phổ biến.

Lý thuyết các hợp chất vô cơ

Trước khi tìm hiểu về hợp chất vô cơ có mấy loại, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về lý thuyết của các hợp chất vô cơ đầu tiên.

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có nguyên tử Cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat, hidrocacbonat và carbide). Các hợp chất vô cơ này thường được xem như kết quả của sự tổng hợp từ quá trình địa chất.

hop-chat-vo-co-co-may-loai
Lý thuyết các hợp chất vô cơ

Bên cạnh đó, từ xa xưa các nhà hóa học đã mặc định bất kỳ phân tử nào chứa Cacbon sẽ là một hợp chất hữu cơ. Vậy nên, những phân tử không có chứa Cacbon sẽ được xem là hợp chất hóa học vô cơ.

Có thể bạn quan tâm

Hợp chất vô cơ có mấy loại?

Hợp chất vô cơ có mấy loại? Các hợp chất vô cơ được phân thành nhiều nhóm, trong đó có 4 loại chính là: Oxit, Bazơ, Axit và Muối. Mỗi nhóm sẽ có những tính chất hóa học của các hợp chất tương tự nhau. Việc chia ra làm nhiều nhóm như vậy là để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập.

  • Oxit: gồm oxit lưỡng tính, oxit trung tính, oxit axit, oxit bazơ và oxit kép. Ví dụ như: SO2, CaO, Na2O,…
  • Axit: gồm axit có oxi và những axit không có oxi. Ví dụ như: HNO3, HCl, H2SO4,…
  • Bazo: gồm bazơ không tan và bazơ tan. Ví dụ như: KOH, CU(OH)2, Ca(OH)2,…
  • Muối: gồm muối trung hòa và các loại muối axit. Ví dụ như: CaCL2, NA2SO4, KNO3,…
hop-chat-vo-co
Hợp chất vô cơ có mấy loại? Gồm những loại nào?

Phân biệt 2 hợp chất vô cơ và hữu cơ

Yếu tố so sánh Chất vô cơ Chất hữu cơ
Nguyên tố Có đa dạng các nguyên tố Chủ yếu là những nguyên tố  như: C, H, O và N
Tính chất vật lý Không cháy, chịu được nhiệt độ cao và khả năng dẫn điện cực tốt Dễ cháy, khả năng bay hơi cao và khả năng dẫn điện thấp
Tính chất hóa học Thường phản ứng rất nhanh. Tính chất hóa học cụ thể sẽ phụ thuộc vào những hợp chất khác nhau như muối, axit, bazơ. Thường xảy ra rất chậm và theo nhiều chiều hướng khác nhau dù cùng trong một điều kiện. Sản phẩm tạo ra thường là một hỗn hợp các chất.
Sự phân ly Hầu hết sẽ phân ly thành dạng ion trong các dung dịch. Rất ít hoặc gần như không phân ly thành các ion.
Sự có mặt Trong các khoáng vật từ tự nhiên hoặc được tổng hợp nhân tạo. Là các phân tử protein, chất béo, cacbohidrat.
Ứng dụng nông nghiệp Sử dụng để sản xuất ra phân bón vô cơ. Sử dụng để sản xuất ra phân bón hữu cơ.

Bảng so sánh về điểm khác nhau giữa hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ

Ứng dụng thực tế của một số chất vô cơ

Chất vô cơ Ứng dụng
Clo –         Dùng để sát trùng nước trong hệ thống xử lý nước thải

–         Tẩy trắng giấy, vải, sợi,…

–         Là nguyên liệu sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ như HCXl, CaOCl2,…

Axit Clohidric –         Điều chế muối Clorua

–         Làm sạch bề mặt kim loại

–         Tẩy gỉ cho kim loại

–         Được sử dụng nhằm chế biến thực phẩm hoặc dược phẩm

Muối Clorua –         NaCl được sử dụng làm muối ăn và là nguyên liệu sản xuất ra Cl2, NaOH, HCl,…

–         KCl được dùng làm phân bón

–         ZnCl2 được dùng như một chất chống mục gỗ và tẩy gỉ cho bề mặt kim loại

–         AlCl3 là một chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ

–         BaCl2 được dùng để diệt trừ sâu bệnh

Nước Giaven –         Là dung dịch hỗn hợp NaCl + NaClO, nước Giaven có tính õi hóa cực mạnh, được dùng để tẩy trắng các sợi vải, giấy hoặc tẩy rửa nhà vệ sinh
Clorua vôi –         Được dùng để tẩy hố rác, cống rãnh hoặc tẩy trắng vải, sợi, giấy,…

–         Xử lý các chất độc có khả năng cao tác dụng với nhiều chất hữu cơ

–         Được dùng trong công nghiệp với mục đích tinh chế dầu mỏ

Kali Clorat –         Được dùng để chế tạo ra thuốc nổ, pháo hoa, ngòi nổ và những chất dễ cháy khác

–         Là một chất được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp diêm. Đặc biệt phần thuốc dẫn lửa ở đầu que diêm có chứa tới 50% là Kali Clorat

Flo –         Được sử dụng như chất oxi hóa cho nhiên liệu trong tên lửa

–         Là một chất được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất hạt nhân

Natri Florua –         Được sử dụng như một thuốc có tác dụng chống sâu răng
Brom –         Là một hợp chất được dùng để chế tạo ra một số loại dược phẩm và phẩm màu
Oxi –         Dùng cho sự hô hấp và quá trình đốt cháy nhiên liệu
Ozon –         Lượng ozon trong không khí dưới 10% sẽ giúp cho không khí được trong lành, tuy nhiên nếu trên 10%, chúng sẽ cực kỳ có hại cho con người

–         Dùng để tẩy trắng các loại như tinh bột, dầu ăn,…

–         Khử trùng nước, thức ăn, hoa quả,…

–         Là một chất khá hiệu quả trong quá trình chữa sâu răng

Hidro Peoxit –         Là một chất được dùng để làm chất tẩy trắng bột giấy

–         Là nguyên liệu phổ biến để tẩy trắng trong bột giặt

–         Có khả năng tẩy trắng các tơ, sợi, vải, len,…

–         Được sử dụng như một chất bảo vệ môi trường, khai thác dầu mỏ

–         Là một chất bảo quản nước giải khát, sát trùng thiết bị y tế,…

Lưu huỳnh –         Là một chất được dùng để sản xuất ra axit H2SO4

–         Dùng để chế tạo diêm, lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng, chất dẻo

–         Có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, chất diệt nấm và chất trừ sâu

Lưu huỳnh đioxit –         Được sử dụng như một chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm

–         Chế tạo ra H2SO4

–         Dùng để tẩy trắng bột giấy, giấy, vải,…

Axit Sunfuric –         Là hóa chất quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: luyện kim, chất dẻo, phân bón, tơ sợi, giấy, phẩm nhuộm, chế biến dầu mỏ,…
Ni tơ –         Được sử dụng để tổng hợp NH3

–         Tham gia vào quá trình sản xuất phân, đạm, axit HNO3,…

–         Được ứng dụng trong nhiều ngành luyện kim, thực phẩm, điện tử,…

–         Ngoài ra, nitơ lỏng còn được sử dụng để bảo quản máu và nhiều mẫu sinh vật học khác

Vậy là Thợ Sửa Xe và bạn đã cùng nhau tìm hiểu về lý thuyết và ứng dụng thực tế của các hợp chất vô cơ. Hy vọng qua bài viết này, các thắc mắc của bạn như: hợp chất vô cơ có mấy loại, hợp chất vô cơ gồm những loại nào, phân biệt hợp chất vô cơ và hữu cơ,… đều được giải đáp thỏa đáng.

Để tìm hiểu nhiều hơn về hóa học nói riêng và các kiến thức giá trị khác nói chung, mời bạn truy cập thosuaxe.vn mỗi ngày!

Xem thêm: Danh sách tên đặt ở nhà cho bé trai và gái hay nhất 2022

1580 Views