623 Views

Thấu kính hội tụ là gì lớp 9? Tổng hợp những đặc điểm quan trọng

Để ánh sáng mặt trời chiếu vào một loại kính và có thể đốt cháy được 1 tờ giấy/1 chiếc lá khô ở phía sau kính thì loại kính này nhất định phải là thấu kính hội tụ. Vậy thấu kính hội tụ là gì? Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì hay thấu kính hội tụ cho ảnh gì,… Tất cả sẽ được Thợ Sửa Xe chia sẻ trong bài viết sau đây.

Thấu kính hội tụ là gì?

Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có phần rìa mỏng hơn so với phần giữa. Bên cạnh đó, chúng là loại kính bị giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt cầu và 1 mặt phẳng.

Ngoài ra, thấu cũng hội tụ cũng là loại thấu kính mà khi chùm tia sáng song song sau khi đi qua sẽ được hội tụ tại 1 điểm nhất định (tùy theo hình dạng của thấu kính).

thau-kinh-hoi-tu-la-gi
Hình dạng của thấu kính hội tụ

Thấu kính hội tụ có các đặc điểm gì?

  • Do thấu kính hội tụ là loại thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Thế nên, chúng thường được làm bằng vật liệu trong suốt (thủy tinh hoặc nhựa).
  • Nếu dùng thấu kính hội tụ, người dùng sẽ thấy cỡ chữ to hơn so với mắt kính thông thường.

Xác định trục chính, quang tâm, tiêu cự và tiêu điểm của thấu kính hội tụ

Mỗi thấu kính đều có 1 trục chính, 1 quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự. Trong đó:

  • I là trục chính
  • O là quang tâm
  • F hay F’ là các tiêu điểm
  • Và tiêu cự của thấu kính là khoảng cách từ OF = OF’ = hằng số

thau-kinh-hoi-tu-cho-anh-gi

Xác định đường truyền của tia sáng khi qua thấu kính

Nếu một chùm tia tới song song với trục chính (I) của thấu kính hội tụ, chúng sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm (F, F’) của thấu kính.

Các đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt:

  • Trường hợp 1: Tia tới song song với trục chính (I) sẽ cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
  • Trường hợp 2: Nếu tia tới đi qua quang tâm (O), chúng sẽ cho tia ló tiếp tục truyền thằng.
  • Trường hợp 3: Tia tới đi qua tiêu điểm (F) sẽ cho tia ló song song với trục chính.

Ứng dụng của thấu kính hội tụ trong đời sống là gì

Để có thể nhìn thấy rõ những vật nhỏ hay những vật ở rất xa, người ta sẽ lắp ghép nhiều thấu kính hội tụ lại để tạo thành một “hệ thấu kính”. Nhờ đó mà kính thiên văn hay kính hiển vi được phát huy hiệu quả hơn.

ung-dung-cua-thau-kinh-hoi-tu
Thấu kính hội tụ được sử dụng làm vật kính của máy ảnh

Khi sử dụng máy ảnh, người dùng thường sẽ cần lấy nét ở những vị trí xa gần khác nhau. Thế nên, lắp đặt 1 thấu kính hội tụ trong máy ảnh sẽ giúp thiết bị mau chóng lấy nét hơn và cho ra hàng loạt ảnh đẹp, rõ nét.

Bài tập minh họa

Bài 1: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao khoảng 6cm, đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ 15cm. Biết, thấu kính này có tiêu cự 10cm.

  1. Dựng ảnh của vật khi qua thấu kính.
  2. Hãy chỉ ra vị trí và kích thước chính xác của hình ảnh

Hướng dẫn giải

huong-dan-giai-bai-1-thau-kinh-hoi-tu

Kích thước của ảnh là 12cm; Vị trí của ảnh cách 30cm so với quang tâm

Bài 2: Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính (I) của thấu kính hội tụ, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách (O) quang tâm của thấu kính một khoảng OA = a.

Nhận thấy nếu di chuyển vật lại gần hoặc ra xa thấu kính một khoảng 5cm thì sẽ đều thu được ảnh có độ cao bằng ba lần vật. Trong đó có một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật thể.

Hãy xác định khoảng cách của a và vị trí tiêu điểm của thấu kính này.

Hướng dẫn giải

Nếu ảnh cùng chiều với vật là ảnh ảo và vật thể sẽ nằm trong tiêu cự.

Nếu ảnh ngược chiều với vật là ảnh thật, vật sẽ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.

Vậy là qua bài viết về thấu kính hội tụ trên, hy vọng bạn đã hiểu thấu kính hội tụ là gì, cho ra ảnh gì và có những đặc điểm gì. Để cập nhật thêm những thông tin mới mẻ về lĩnh vực này, vui lòng truy cập vào website thosuaxe mỗi ngày bạn nhé!

623 Views