1308 Views

Thiết bị văn phòng phẩm bao gồm những gì trong năm 2023

100% doanh nghiệp hiện nay đều cần sử dụng đồ dùng văn phòng phẩm để giúp cho việc quản lý, vận hành bộ máy công ty và gia tăng năng suất lao động. Việc lên danh sách các loại thiết bị văn phòng phẩm cần mua cũng thường tiêu tốn không ít thời gian của bộ phận nhân sự. Vậy thiết bị văn phòng phẩm gồm những gì? Bài viết này, Thợ Sửa Xe sẽ liệt kê chi tiết nhất về các dụng cụ văn phòng phẩm, để giúp bạn không bị thiếu sót khi lập kế hoạch hay danh sách mua hàng.

Dụng cụ văn phòng phẩm là gì?

Tính đến nay, Thợ Sửa Xe đã nhận được khá nhiều các câu hỏi về văn phòng phẩm, đại loại như văn phòng phẩm là gì, văn phòng phẩm gồm những gì hay văn phòng phẩm tiếng anh là gì,…

dung-cu-van-phong-pham-la-gi
Dụng cụ văn phòng phẩm là gì?

Văn phòng phẩm hay VPP đều có tên tiếng anh là “Stationery”. Chúng là những vật phẩm đơn giản nhằm phục vụ cho các hoạt động văn phòng như: giấy, sổ tay, giấy viết, bút, ghim, kẹp càng cua, phong bì, băng keo giấy,…

Văn phòng phẩm gồm những gì?

Để giúp bạn dễ hình dung và có cái nhìn bao quát nhất, Thợ Sửa Xe sẽ chia đồ dùng văn phòng phẩm ra làm 2 loại: theo công dụng và theo vật liệu.

Phân loại đồ dùng văn phòng phẩm theo công dụng

Đối với các loại đồ dùng văn phòng phẩm được chia theo công dụng, chúng ta có:

  • Business cards
bussiness-cards-van-phong-pham
Văn phòng phẩm gồm những gì? – Business cards
  • Các sản phẩm dùng trong in ấn
  • Đồ dùng trên bàn: kệ văn phòng phẩm để bàn, hộp bút,…
  • Lưu trữ tài liệu: cặp đục lỗ 3cm, 5cm 7cm và các thiết bị
van-phong-pham-luu-tru-tai-lieu
Văn phòng phẩm gồm những gì? – Lưu trữ tài liệu
  • Giấy, tiêu đề thư, phong bì thư và biểu mẫu văn phòng
  • Bút: bút chì, bút chì kim, bút bi, bút dạ, bút đánh dấu, bút tẩy, bút vẽ kỹ thuật, bút lông tô màu, bút xóa…
  • Máy fax, máy in, và các linh kiện kèm theo
  • Đồ dùng học sinh: kẹp càng cua, giấy note văn phòng phẩm,…
van-phong-pham-trang-tri
Văn phòng phẩm gồm những gì? – Kẹp càng cua văn phòng phẩm

Phân loại đồ dùng văn phòng phẩm theo vật liệu

Khi phân chia đồ dùng văn phòng phẩm theo vật liệu, chúng ta cũng có đến … như sau:

  • Đồ dùng bằng giấy: giấy in, giấy viết, giấy photocopy, giấy can, to-do-list, sổ, vở, cặp tài liệu, phân file,…
  • Đồ dùng bằng nhựa: thước kẻ, bìa nhựa, kẹp đựng hồ sơ,…
  • Đồ dùng bằng gỗ: kệ đựng hồ sơ, tủ, bảng viết, bàn ghế văn phòng,…
  • Đồ dùng bằng kim loại: bấm móng tay, ghim, đinh ghim, các thiết bị dập ghim, máy đục lỗ,…
  • Thiết bị điện tử: máy in, máy tính cầm tay, máy chấm công, máy photo, máy hủy tài liệu, máy cắt chữ,…

Thư viện hình ảnh dụng cụ văn phòng phẩm

thu-vien-van-phong-pham
Thư viện hình ảnh dụng cụ văn phòng phẩm cơ bản

Tổng hợp những điều bạn cần biết trước khi mở cửa hàng văn phòng phẩm tại Việt Nam

Vì nắm bắt được tâm lý nhiều bạn trẻ đang ấp ủ muốn kinh doanh hoặc mở một cửa hàng văn phòng phẩm cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, nên thosuaxe.vn quyết định viết thêm phần này dành riêng cho những “ông chủ/ bà chủ văn phòng phẩm tương lai”.

Dưới đây là những kinh nghiệm từ những người đi trước mà thosuaxe tổng hợp được. Vì mỗi người sẽ đều có những hoàn cảnh khác nhau, do đó, hãy chỉ chắp nhặt những thông tin mà bạn thấy phù hợp với bản thân!

Bước 1: Lên ý tưởng về loại hình kinh doanh văn phòng phẩm

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, lên ý tưởng về loại hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định, định hướng, nguồn vốn và nguồn nhập hàng trong tương lai. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn cho mình một hướng đi rõ ràng về mô hình kinh doanh sau này và những khách hàng mục tiêu để có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng và hiệu quả nhất.

y-tuong-kinh-doanh-van-phong-pham
Bước 1: Lên ý tưởng về loại hình kinh doanh văn phòng phẩm

Hiện nay, các loại hình văn phòng phẩm được chia làm: văn phòng phẩm bình dân, văn phòng phẩm tầm trung và văn phòng phẩm cao cấp. Chúng tượng trưng cho đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới là ai. Cụ thể, với văn phòng phẩm bình dân, tệp đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là những người có khả năng chi trả thấp (thường là học sinh). Riêng đối với văn phòng phẩm tầm trung và cao cấp, đối tượng khách hàng tại đây sẽ là những người đã kiếm ra tiền và mức chi tiêu của họ cho một thiết bị văn phòng phẩm cũng từ mức trung bình trở lên.

Với những người mới bắt đầu, khi chưa có nhiều vốn để nhập các thiết bị, dụng cụ văn phòng phẩm đầy đủ, Thợ Sửa Xe khuyên bạn nên lựa chọn kinh doanh theo mô hình văn phòng phẩm bình dân. Bởi, chúng sẽ không quá khó để bắt đầu và không mang quá nhiều rủi ro. Sau này, khi đã trở nên đủ mạnh, bạn có thể rẽ hướng sang loại hình văn phòng phẩm tầm trung và cao cấp.

Bước 2: Lên kế hoạch và xác định các khoản chi phí để mở văn phòng phẩm

Để có thể bắt đầu và duy trì được hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả và giảm thiểu tối đa các rủi ro nhất, chúng ta cần phải lên kế hoạch kinh doanh. Hãy bắt đầu với một kế hoạch càng chi tiết càng tốt và vạch rõ những yếu tố mà bạn thấy quan trọng để có thể kinh doanh thuận lợi như:

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh thông minh, tiện lợi
  • Chuẩn bị nguồn vốn và nguồn cung ứng đầy đủ
  • Xác định chính sách giá hợp lý
  • Các biện pháp tiếp thị và quản lý cửa hàng.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ và thị trường.

Tại bước này, bạn cần phải biết được người tiêu dùng đồ văn phòng phẩm tại Việt Nam đang ưa chuộng sản phẩm nào?; những điểm mạnh, điểm đặc biệt của đối thủ cạnh tranh là gì?

Hiện nay, trên thị trường có vô số các công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm nổi tiếng như: Điện Máy Hoàng Liên, Campus, Casio,… Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có những sản phẩm chủ lực và thế mạnh riêng của mình. Chẳng hạn, khi nhắc đến Điện Máy Hoàng Liên người ta sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm máy móc dành cho văn phòng như tủ chống ẩm, máy hút ẩm, máy hủy tài liệu, máy cắt chữ, máy lọc không khí,… Hay, nhắc tới Casio, người ta sẽ nhớ đến những chiếc máy tính cầm tay thường thấy tại trường học.

y-tuong-kinh-doanh-van-phong-pham-2
Tên gọi của một số đồ dùng văn phòng phẩm thông dụng bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, tiếng Anh ngày càng phổ biến và đặc biệt trong thời kỳ phát triển và hội nhập như hiện nay, bạn cũng cần biết tên gọi của một số đồ dùng văn phòng phẩm thông dụng bằng tiếng Anh trong quá trình giao tiếp hàng ngày, ví dụ như: giấy ghi chú (note), ghim giấy (paper clip), cặp đựng tài liệu (ring binder), máy đục lỗ (hole punch),…

Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh thông minh

Những địa điểm nằm gần trường học, siêu thị hay những trung tâm thương mại là những địa điểm dễ tìm và dễ thấy nhất. Tuy nhiên, chi phí mặt bằng tại đó lại khá cao so với những cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ.

y-tuong-kinh-doanh-van-phong-pham-3
Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh thông minh

Vì thế, hãy mạnh dạn chọn những nhà ở đầu ngõ, đầu phố hoặc gần các trường tiểu học, đại học,… Đó chính là địa điểm tuyệt vời đối với các cửa hàng văn phòng phẩm mới, còn nhỏ bé. Bởi, thay vì thuê những địa điểm đắt đỏ, bạn có thể coi đó là một văn phòng giao dịch, thuận tiện để gặp gỡ khách hàng, mọi việc còn lại như bán hàng, chăm sóc khách hàng, bạn có thể thực hiện thông qua các kênh online.

Bước 5: Chuẩn bị nguồn vốn và nguồn cung ứng đầy đủ

Khi mới mở cửa hàng, bạn sẽ cần chi trả cho các khoản như: mặt bằng, trang trí cửa hàng, nhập hàng, quản lý cửa hàng,…

Ở thời gian đầu, người kinh doanh có thể quan tâm đặc biệt đến các loại chi phí văn phòng phẩm cố định như thuê mặt bằng, nhập hàng hoặc phục vụ,… Tuy nhiên, mỗi loại hình kinh doanh, chúng ta sẽ ước tính được lượng vốn cần bỏ ra là bao nhiêu.

Lưu ý, bạn cần có nguồn vốn hoặc nguồn cung cấp dự phòng cho 3 tháng liên tiếp. Nếu cảm thấy không thể trụ vững được, hãy suy nghĩ về việc cắt giảm những dịch vụ đi kèm khác.

Bước 6: Xác định chính sách giá hợp lý

Dưới đây là một vài công thức nhập hàng mà bạn có thể tham khảo qua.

  • Sách tham khảo, bộ giáo trình, sách giáo khoa,.… : 50%
  • Đồ dùng học sinh: 7%
  • đồ dùng văn phòng, file bìa hồ sơ: 8%
  • Quà, phụ kiện lưu niệm: 20%
  • Đồ chơi trẻ em: 15%

Để xác định được sản phẩm chủ lực của cửa hàng, hãy cố gắng trả lời câu hỏi: “văn phòng phẩm gồm những gì?”. Sau đó, bắt đầu thiết lập danh sách đồ dùng văn phòng phẩm để lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất.

Bên cạnh đó, các ông chủ/bà chủ kinh doanh có thể tham khảo qua nguồn hàng văn phòng phẩm từ các thương hiệu lớn qua các kênh offline, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và chính sách giá nhập sỉ,… Đặc biệt, với những cửa hàng văn phòng phẩm có kết hợp thêm quà tặng và phụ kiện, chủ kinh doanh có thể kết hợp các quà tặng, phụ kiện,… để vừa “up sale” vừa mang tỷ lệ khách hàng quay lại cao.

Điện Máy Hoàng Liên là một địa chỉ mà Thợ sửa xe đặc biệt tâm đắc và muốn giới thiệu với những ai muốn kinh doanh văn phòng phẩm. Bởi, các thiết bị văn phòng ở đây luôn được cập nhật thường xuyên, đảm bảo luôn là những thiết bị đi đầu xu hướng. Ngoài ra, giá thành tại Điện Máy Hoàng Liên luôn rẻ hơn thị trường khá nhiều và còn nhận được vô số phản hồi tích cực của người dùng. Hãy tìm hiểu ngay về các thiết bị văn phòng mà Điện Máy Hoàng Liên cung cấp theo đường link: https://dienmayhoanglien.vn/ hoặc số hotline: 0967 998 982.

Bước 7: Các biện pháp tiếp thị và quản lý cửa hàng.

Trải nghiệm là một điều vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng và tần suất quay lại của khách hàng. Vì vậy, khi đã yếu thế về địa điểm, bạn hãy thật tập trung vào những yếu tố nhỏ như: địa điểm đỗ/gửi xe cho khách, không gian sạch sẽ, các sản phẩm được bày biện khoa học, gọn gàng,…

Việc sắp xếp các đồ dùng văn phòng phẩm không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm cần mua, mà chúng còn giúp ta thuận lợi hơn trong kiểm soát hàng hóa còn tồn đọng, xuất nhập kho, …

tien-loi-khi-do-dung-van-phong-pham-gon-gang
Sắp xếp các đồ dùng văn phòng phẩm giúp khách hàng dễ tìm thấy sản phẩm cần mua hơn

Ngoài ra, sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng cũng giúp bạn dễ dàng nắm bắt chính xác được những thông tin về lượng hàng trong kho, doanh thu, lợi nhuận hoặc những khoản chi phí phải bỏ,… Hơn nữa, lắp đặt camera sẽ giúp bạn quản lý nhân viên từ xa hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng.

Với những thông tin trên, Thợ Sửa Xe tin chắc bạn đã biết được các thiết bị văn phòng phẩm gồm những gì rồi phải không? Chúng tôi cũng đã đưa ra và một vài lời khuyên từ tận đáy lòng với những ai đang có ý định kinh doanh đồ văn phòng phẩm. Thợ Sửa Xe sẽ rất vui khi được bạn thường xuyên truy cập vào website thosuaxe.vn để theo dõi những thông tin giá trị khác! Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ chúng tới những người thân thương!

1308 Views