1509 Views

Tiếng lóng là gì? Tổng hợp 19 tiếng lóng phổ biến nhất ở Việt Nam

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn phải chú ý về việc dùng đúng từ ngữ với từng đối tượng. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếng lóng là gì để áp dụng vào cuộc trò chuyện một cách tinh tế, phù hợp nhé!

Tiếng lóng là gì?

“Tiếng lóng là gì?” chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người. Theo từ điển tiếng Việt nam 1986, tiếng lóng (Slang) được định nghĩa là những ngôn từ đã được biến thể, sáng tạo để sử dụng riêng cho một tầng lớp hoặc nhóm người nào đó.

giai-ma-tu-long-la-gi
Ví dụ về tiếng lóng ở Việt Nam

Hay nói cách khác, tiếng lóng là những từ ngữ không chính thức, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Mặc dù không được công nhận, thế nhưng người nói và người nghe lại có sự ngầm hiểu với nhau. 

Ý nghĩa của tiếng lóng

Ban đầu, tiếng lóng chỉ được sử dụng để che giấu đi một vài thông tin tế nhị nào đó thông qua cách diễn đạt. Tuy nhiên, trong một nhiều trường hợp tiếng lóng lại được sử dụng để ám chỉ những điều khiếm nhã, thô tục.

Đặc điểm của tiếng lóng

Sử dụng trong phạm vi hẹp

Thông thường, tiếng lóng được sử dụng trong cuộc sống đều là những từ do các địa phương tạo ra. Như vậy, chỉ có người sinh sống trong địa phương mới hiểu được tiếng lóng đó có nghĩa là gì.

Ngay cả tiếng lóng trên mạng cũng chỉ được dùng với độ tuổi, nhóm người nhất định. Nếu không thuộc “cộng đồng” này, chắc chắn bạn sẽ không thể hiểu được ý nghĩa thực sự của những từ ngữ đó.

dac-diem-cua-tu-long
Tiếng lóng chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp

Ví dụ: “Trốc tru” là tiếng lóng của Nghệ An. Theo đó, “trốc” là đầu, “tru” là trâu, “trốc tru” là đầu trâu (ám chỉ những người ngốc nghếch, nói hoài không hiểu). 

Mặc dù mang ý nghĩa chê bai, nhưng đây là một từ có sắc thái nhẹ nhàng, không hề thô thiển hay gay gắt nên bạn sẽ khó mà biết được họ đang nói cái gì nếu không phải người địa phương.

Tiếng lóng có tính tạm thời

Khác với ngôn ngữ toàn dân, tiếng lóng không được công nhận và đưa vào từ điển nên sẽ tồn tại trong thời gian ngắn hạn. Theo thời gian, những từ những này sẽ dần bị biến mất và thay thế bởi những từ lóng hợp thời hơn.

Trong một vài trường hợp nhất định, tiếng lóng sẽ không bị đào thải. Chẳng hạn như “Thị Nở”, “Chí Phèo” được coi là tiếng lóng nhằm miêu tả những người có đặc điểm tính cách, ngoại hình tương tự. Tuy nhiên, chúng sẽ luôn còn mãi trong tác phẩm văn học bởi do cá nhân sáng tạo ra, nghĩa gốc ban đầu không phải tiếng lóng. 

Tính ứng dụng thấp

Phần lớn tiếng lóng đều được sử dụng trong văn nói, ít khi được dùng trong văn viết, nhất là các văn bản cần có sự trang trọng. Trong các tác phẩm văn học, tiếng lóng chỉ được đưa vào thông qua các phân đoạn hội thoại của nhân vật.

Tiếng lóng tốt hay xấu? Nên hay không nên sử dụng?

Sau khi tìm hiểu tiếng lóng là gì, chắc hẳn bạn đã biết tiếng lóng vừa là một từ dùng để che dấu sự thật, vừa có khả năng biểu đạt những điều khiếm nhã, thô tục. Điều này khiến nhiều người phân vân, không biết tiếng lóng tốt hay xấu, có nên sử dụng hay không.

co-nen-dung-tieng-long-hay-khong
Giải mã tiếng lóng tốt hay xấu

Trên thực tế, tiếng lóng mới ở Việt Nam hiện đã mang tính cởi mở hơn trước rất nhiều. Chúng thường được sử dụng để biến tấu câu nói trở nên vui nhộn, hài hước hơn nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa ban đầu. Vì thế tiếng lóng ngày càng xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội, nhất là Facebook, Tiktok và Instagram.

Một số tiếng lóng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

  • Bánh bèo: Các cô gái yểu điệu, thích làm nũng và ra vẻ tiểu thư
  • Vãi: Từ này được sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên, đồng thời nhấn mạnh mức độ của hành động, tính chất của sự vật, sự việc
  • Toang: Động từ miêu tả sự đổ vỡ, hỏng hoặc những sai lầm của kế hoạch đã định trước
  • Xu cà na: Những chuyện xui xẻo, không may mắn
  • Đào mộ: Hành động đào bới lại những thông tin cũ của một người nào đó
  • Bão: Thể hiện hành động đồng lòng hưởng ứng, ăn mừng của nhiều đối tượng cho một sự kiện nào đó
  • Quẩy: Đây là một từ được sử dụng với ý nghĩa vui chơi hết mình
  • Thả thính: Hành động quyến rũ, lôi cuốn người khác
  • Gấu: Người yêu
  • Trẻ trâu: Những người có độ tuổi, cách cư xử rất trẻ con
  • : Ám chỉ những người quá ngây thơ, chưa hiểu biết hoặc có trình độ cực thấp trong vấn đề nào đó
  • Gato: Được sử dụng để miêu tả, bộc lộ cảm xúc ghen tị của bản thân trước những thứ mà người khác có
  • Soái ca: Những anh chàng đẹp trai, lãng tử và giỏi giang
  • Sủi: Trào lưu sống hết mình, dám thể hiện tài năng, bản lĩnh của bản thân như những viên C sủi mang lại màu sắc, hương vị của cuộc sống
  • Hầm bà lằng: Ý chỉ những thứ linh tinh, lẫn lộn vào với nhau
  • Bung lụa: Chỉ sự hồn nhiên, vô tư và thoải mái nhất của một con người được bộc lộ
  • Nổ/Chém gió: Những câu chuyện phiếm có xu hướng phóng đại, bịa đặt 
  • Không có cửa: Được sử dụng trong những tình huống không đủ khả năng làm việc gì đó
  • Ném đá: Hành động “chơi xấu” một người

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong tiếng lóng là gì, ý nghĩa, đặc điểm và một số tiếng lóng mới, được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu, nhưng nếu bạn biết cách sử dụng tiếng lóng đúng mục đích, chúng sẽ giúp cuộc hội thoại của bạn trở nên hấp dẫn, thú vị hơn.

1509 Views