238 Views

Việt vị là gì? Lỗi việt vị trong bóng đá được xác định như thế nào?

Việt vị được xem như một trong các lỗi khó giải thích và xác định nhất trong bóng đá. Vậy việt vị là gì? Lỗi việt vị sẽ được xác định như nào? Có các cách nào để tránh được bẫy việt vị hay không?… Trong bài viết này, Thợ Sửa Xe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việt vị và những tình huống việt vị cụ thể trong bóng đá.

Việt vị là gì?

Việt vị là gì? Trong bóng đá, để chỉ ra lỗi vị trí của cầu thủ đang thi đấu, có 2 từ khiến nhiều người nhầm lẫn đó là “việt vị” và “liệt vị”. Do 2 từ này có âm đọc khá giống nhau nên khiến nhiều người khó phân biệt được. Vậy việt vị hay liệt vị mới là từ đúng?

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên năm 1992, “việt vị” có nghĩa là vượt qua vị trí quy định của bản thân. Trong tiếng anh, “việt vị” còn được biết đến như Offside – lỗi rất thường gặp trong bóng đá. Còn từ “liệt vị” không được tìm thấy trong từ cuốn từ điển này.

Vì vậy, “việt vị” mới là từ chính xác.

Bên cạnh đó, luật việt vị chính là luật thứ 11 trong Laws of the Game (Luật Bóng đá). Chúng được soạn thảo và công bố bởi FIFA với nội dung liên quan tới việc hạn chế khả năng giành lợi thế của cầu thủ bên đội tấn công bằng việc đợi bóng.

Tuy nhiên, điều này chỉ được công nhận trong trường hợp giữa cầu thủ đang tấn công đó và khung thành chỉ có thủ môn hoặc hậu vệ cuối cùng của bên còn lại.

Luật này sinh ra nhằm đảm bảo người chơi bóng sẽ có những chiến thuật mới mẻ, đa dạng và đẹp mắt. Ngoài ra, luật việt vị cũng là một trong những luật khá khó giải và khó thực thi đúng trong khi đang thi đấu.

Luật việt vị có từ khi nào?

Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, luật việt vị bắt đầu xuất hiện ở Anh trong các đội tuyển chơi bóng đá. Tuy nhiên, ở thời điểm đó luật việt vị ở sân 11 người, 7 người và sân 5 người lại nghiêm ngặt hơn hiện nay khá nhiều.

Tính tới thời điểm hiện tại, FIFA đã thay đổi luật việt vị trong bóng đá khá nhiều lần, cụ thể như:

  • Năm 1848: Luật việt vị bắt đầu được công nhận hoàn toàn với quy tắc Cambridge. Lúc này, đa phần các cầu thủ đều được phổ biến về luật chơi này. Tuy nhiên, luật lại quy định đội chơi phải có ít nhất 4 cầu thủ đội bên đứng ở phía sau.
  • Năm 1866: Sau khi đã cải tiến, luật việt vị vẫn áp dụng quy tắc Cambridge và số lượng người đứng sau của đội bên được giảm xuống còn 3.
  • Năm 1935: Luật việt vị tiếp tục được thay đổi, điển hình như số lượng người đứng sau của đội bạn chỉ còn 2 người. Và điều luật này vẫn được các đội bóng áp dụng cho tới hiện nay.
  • Năm 2005: FIFA áp dụng luật chơi mới, trong đó cầu thủ đang việt vị vẫn sẽ được phép chạm bóng từ đường chuyền về hoặc phối hợp cản phá sự chú ý của đối thủ. Khi đó, trọng tài sẽ không được phép thổi phạt.
  • Năm 2013: Đây là lần thay đổi luật việt vị gần nhất của FIFA. Trong đó cầu thủ vẫn sẽ được phép chạm bóng khi đối phương chuyền về, tuy nhiên việc cản phá của đối thủ thì các cầu thủ việt vị tuyệt đối không được chạm bóng. Hơn nữa, nếu cầu thủ đang việt vị có ý đồ cản trở hậu vệ của đội bạn sẽ có khả năng bị thổi phạt.

Những quyết định thi hành Luật

  • Trọng tài chỉ được phạt cầu thủ việt vị khi đồng đội của họ chuyền bóng về hướng cầu thủ việt vị đó. Như vậy, một cầu thủ nếu không ở vị trí việt vị và trong thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc đá phạt đã chạy nhanh hơn so với bóng thì sẽ không được tính đã phạm lỗi việt vị.
  • Một cầu thủ khi đứng ngang hàng với một cầu thủ khác của đội đối phương và có thêm một cầu thủ khác của đội đối phương đứng gần đường biên ngang so với sân đối phương, hoặc khi đứng với 2 cầu thủ của đối phương ở vị trí cuối cùng thì không bị coi đã vào vị trí việt vị.
  • Khi áp dụng luật việt vị vào bóng đá, các trợ lý của trọng tài chỉ được căng cờ báo việt bị khi họ đã xác định được rõ cầu thủ phạm luật việt vị là ai. Thế nên, trong các trường hợp còn đang nghi ngờ, trợ lý của trọng tài không được phép tham gia vào tình huống đó.

Các tình huống cụ thể về việt vị trong bóng đá

Phạm lỗi việt vị

Trong bóng đá, một cầu thủ được cho là đứng ở vị trí việt vị là khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau:

  • Đứng ở phần sân của đối phương
  • Có ít hơn 2 cầu thủ của đội bên đứng giữa anh ta và đường biên ngang cuối sân so với bóng.
  • Có tham gia vào đường bóng đó
  • Dẫn trước trái bóng (theo hướng tấn công)

Ở 3 điều kiện đầu tiên, thủ môn được tính là cầu thủ của đối phương. Mặc dù đây thường là một vị trí thấp nhất trong đội hình, thế nhưng ở thời điểm bất kì thì thủ môn không nhất thiết phải là 1 trong 2 cầu thủ đứng cuối cùng.

Theo luật Bóng đá được sửa đổi vào năm 2005, các điều kiện thứ 2 và thứ 4 được hiểu là: bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của người việt vị đều được phép chạm vào bóng ở gần đường biên ngang cuối sân.

Do đó, cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ được tính là phạm luật khi đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng mà họ tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:

  • Tham gia vào đường bóng đó
  • Cản trở đối thủ ngăn chặn bóng

Không phạm lỗi việt vị

Một cầu thủ khi đứng ở vị trí việt vị nhưng không được coi là vi phạm việt vị nếu anh ta không tham gia vào đường bóng đó, hoặc thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

  • Nhận bóng từ quả phạt góc
  • Nhận bóng từ quả ném biên
  • Nhận bóng từ quả phát bóng

Vậy sân 7 có việt vị không?

Đối với sân bóng có 7 người, luật việt vị được quy định cụ thể như sau:

  1. Cầu thủ khi đứng ở vị trí việt vị tức là cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m (thuộc phần sân của đối thủ) và chiếm vị trí gần đường biên ngang hơn bóng. Tuy nhiên, cầu thủ đó sẽ không tính ở vị trí việt vị nếu:
    1. Có 2 cầu thủ của đối thủ đá cùng phương và cùng đứng gần đường biên ngang như mình.
    2. Nhận bóng do cầu thủ của đối thủ chủ động chuyển đến
    3. Nhận bóng từ quả phát, phạt bóng, ném biên hay thả bóng của trọng tài.
  2. Một cầu thủ đứng ở vị trí việt vị có thể chưa bị coi là phạm luật. Tuy nhiên nếu vào thời điểm đồng đội chuyền bóng, khống chế bóng mà cầu thủ đó chủ động tham gia vào 1 trong 3 hình thức dưới đây thì trọng tài có thể thổi phạt:
    1. Tham gia vào tình huống đó cùng đồng đội
    2. Gây trở ngại cho các cầu thủ của đối phương
    3. Tìm mọi cách chiếm lợi thế trong vị trí việt vị
  3. Khi có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài có thể cho đội của đối phương hưởng 1 quả đá phạt trực tiếp. Điều này khiến cho cơ hội thắng của đối phương cao hơn bao giờ hết.
  4. Đường 13m của sân 7 được xác định bởi 1 đường thẳng chạy ngang sân, song song và cách đều đường biên ngang 13m.
viet-vi-la-nhu-the-nao
Việt vị là gì? Có bao nhiêu tình huống việt vị trong bóng đá?

Xử phạt lỗi việt vị

Tất cả các trường hợp nếu vi phạm lỗi việt vị đều sẽ bị thổi phạt. Khi đó, các trọng tài biên sẽ là người phát hiện ra lỗi việt vị và vẫy cờ báo hiệu cho trọng tài chính quyết định. Bên cạnh đó, nếu cầu thủ việt vị phạm lỗi ở bất kỳ vị trí nào, trọng tài sẽ đều cho đội đối phương hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp tại nơi đã xảy ra lỗi.

Các trường hợp khi đã thổi phạt lỗi việt vị mà cầu thủ đó vẫn ghi bàn vào lưới đối phương thì bàn thắng đó sẽ không được ghi nhận. Lúc này, thủ môn hoặc một cầu thủ bất kỳ trong đội của đối phương sẽ được quyền phát bóng lên.

2 Cách phá bẫy việt vị hay nhất

Có thể nói, phá bẫy việt vị là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong bóng đá. Pha phá bẫy việt vị được cho là thành công khi và chỉ khi cầu thủ tiền đạo đứng cao hơn so với hậu vệ của đối phương (so với đường biên ngang).

Đồng thời, khi đồng đội bắt đầu chuyền bóng, cầu thủ tiền đạo phải lập tức sử dụng tốc độ nhanh nhất để vượt lên hậu vệ, nhằm nhận đường chuyền và ghi bàn.

Bên cạnh đó, phá bẫy việt vị thành công còn có thể đem đến rất nhiều lợi thế cho đội mình, tuy nhiên cầu thủ ở vị trí tiền đạo cần phải là người nhạy bén và nhanh nhẹn nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng thử 2 cách phá bẫy việt vị phổ biến nhất như:

Vậy sân 7 có việt vị không?

Đối với sân bóng có 7 người, luật việt vị được quy định cụ thể như sau:

  1. Cầu thủ khi đứng ở vị trí việt vị tức là cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m (thuộc phần sân của đối thủ) và chiếm vị trí gần đường biên ngang hơn bóng. Tuy nhiên, cầu thủ đó sẽ không tính ở vị trí việt vị nếu:
    1. Có 2 cầu thủ của đối thủ đá cùng phương và cùng đứng gần đường biên ngang như mình.
    2. Nhận bóng do cầu thủ của đối thủ chủ động chuyển đến
    3. Nhận bóng từ quả phát, phạt bóng, ném biên hay thả bóng của trọng tài.
  2. Một cầu thủ đứng ở vị trí việt vị có thể chưa bị coi là phạm luật. Tuy nhiên nếu vào thời điểm đồng đội chuyền bóng, khống chế bóng mà cầu thủ đó chủ động tham gia vào 1 trong 3 hình thức dưới đây thì trọng tài có thể thổi phạt:
    1. Tham gia vào tình huống đó cùng đồng đội
    2. Gây trở ngại cho các cầu thủ của đối phương
    3. Tìm mọi cách chiếm lợi thế trong vị trí việt vị
  3. Khi có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài có thể cho đội của đối phương hưởng 1 quả đá phạt trực tiếp. Điều này khiến cho cơ hội thắng của đối phương cao hơn bao giờ hết.
  4. Đường 13m của sân 7 được xác định bởi 1 đường thẳng chạy ngang sân, song song và cách đều đường biên ngang 13m.

Xử phạt lỗi việt vị

Tất cả các trường hợp nếu vi phạm lỗi việt vị đều sẽ bị thổi phạt. Khi đó, các trọng tài biên sẽ là người phát hiện ra lỗi việt vị và vẫy cờ báo hiệu cho trọng tài chính quyết định. Bên cạnh đó, nếu cầu thủ việt vị phạm lỗi ở bất kỳ vị trí nào, trọng tài sẽ đều cho đội đối phương hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp tại nơi đã xảy ra lỗi.

Các trường hợp khi đã thổi phạt lỗi việt vị mà cầu thủ đó vẫn ghi bàn vào lưới đối phương thì bàn thắng đó sẽ không được ghi nhận. Lúc này, thủ môn hoặc một cầu thủ bất kỳ trong đội của đối phương sẽ được quyền phát bóng lên.

2 Cách phá bẫy việt vị hay nhất

Có thể nói, phá bẫy việt vị là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong bóng đá. Pha phá bẫy việt vị được cho là thành công khi và chỉ khi cầu thủ tiền đạo đứng cao hơn so với hậu vệ của đối phương (so với đường biên ngang).

Đồng thời, khi đồng đội bắt đầu chuyền bóng, cầu thủ tiền đạo phải lập tức sử dụng tốc độ nhanh nhất để vượt lên hậu vệ, nhằm nhận đường chuyền và ghi bàn.

Bên cạnh đó, phá bẫy việt vị thành công còn có thể đem đến rất nhiều lợi thế cho đội mình, tuy nhiên cầu thủ ở vị trí tiền đạo cần phải là người nhạy bén và nhanh nhẹn nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng thử 2 cách phá bẫy việt vị phổ biến nhất như:

Cách 1: Cầu thủ tấn công phải đứng trước vị trí hậu vệ của đối phương (so với đường biên ngang). Đồng thời, trước khi được đồng đội chuyền bóng, cầu thủ tấn công cũng phải chú ý và quan sát thật nhanh để khi đồng đội vừa phát bóng lên, họ phải ngay lập tức di chuyển vượt qua hậu vệ đội bạn thật nhanh để nhận bóng và dứt điểm.

Cách 2: Trong trường hợp cầu thủ tấn công cảm thấy mình bị việt vị nhưng đồng đội chuyền bóng ở cự ly gần, lúc này cầu thủ tấn công không được phép nhận bóng mà phải ra hiệu cho đồng đội chuyền bóng kia tiếp tục dẫn bóng chạy xuống và dứt điểm. Đây được coi là một trong những cách phá bẫy việt vị hiệu quả nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việt vị mà bạn cần nắm được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được việt vị là gì, việt vị là như thế nào, luật việt vị được sử dụng khi nào và cách phá bẫy việt vị ra sao. Ngoài ra, để tham khảo nhiều hơn về bóng đá, mời bạn truy cập vào thosuaxe.vn hàng tuần! Xin chào và hẹn gặp lại!

238 Views