239 Views

Xyanua là gì? 4 điều cần biết về chất độc nhất trong các chất độc

Dạo gần đây, dư luận đang rất xôn xao về vụ việc thiếu nữ 21 tuổi hạ độc cha ruột của mình bằng Xyanua. Vậy chất độc Xyanua này là gì? Cơ chế gây độc của Xyanua và các biểu hiện khi nhiễm độc Xyanua là gì? Cách sơ cứu khi gặp người bị nhiễm độc Xyanua như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết ngay sau đây của Thợ Sửa Xe, mời bạn cùng theo dõi!

Nguồn gốc của chất cực độc Xyanua là gì?

Xyanua là gì? Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), Xyanua có thể là một loại khí không màu, tương đồng như: muối Xyanua, axit Xyanua hoặc ở dạng tinh thể như: kali Xyanua, natri Xyanua.

Đôi khi, Xyanua lại được mô tả là có mùi của “hạnh nhân đắng”, tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng phát ra mùi và không phải ai cũng có khả năng phát hiện ra mùi này.

Điều nguy hiểm là chất độc Xyanua thường được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một vài thực phẩm như: sắn, hạnh nhân, đậu lima, mơ, táo và đào. Thực tế, đã có không ít trường hợp tại Việt Nam ăn sắn và tử vong ngay sau đó vì chất Xyanua có trong sắn.

xyanua-la-gi
Chất độc Natri Xyanua là loại độc nhất trong những loại độc

Cụ thể, trong một vụ án mới nhất ở TP.HCM, một cô gái đã sát hại chính cha ruột của mình bằng cách bắt xe đến chợ Kim Biên, sau đó mua 1kg xyanua với giá 500.000 đồng từ một người chưa rõ lai lịch.

Từ đó ta có thể thấy rằng chất cực độc này hiện đang được bày bán một cách khá tùy tiện trên thị trường và bất chấp các quy định của luật pháp Việt Nam.

Đặc điểm của Xyanua là gì?

  • Dễ dàng phản ứng với các axit để tạo thành các axit xyanua – các chất độc dễ bay hơi.
  • Đã từng được ứng dụng trong công nghiệp tinh chế vàng.
  • Không tan khi nhiệt độ dưới 0 độ C.
  • Khối lượng riêng: 1.52 (g/cm3)
  • Thường được pha chế thành sản phẩm dạng bột, có màu trắng.

Xem thêm

Xyanua gây nguy hiểm đến tính mạng con người như nào?

Như chúng ta đã biết, Xyanua là một chất thuốc độc cực độc, thậm chí loại hóa chất này còn được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc, do đó ai ai cũng cần có kiến thức và sự cảnh giác cao về loại chất này.

Ngoài ra, Xyanua xâm nhập rất nhanh vào cơ thể, gây ức chế các mạch và các tế bào cực nhanh, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái suy hô hấp hoặc co giật. Thế nên chỉ một liệu nhỏ Xyanua cũng có thể gây tử vong gần như ngay lập tức.

chat-xyanua-la-gi
Cơ chế hoạt động của xyanua

Để hiểu hơn về quá trình này, mời bạn cùng Thợ Sửa Xe tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Xyanua trong cơ thể con người qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Kích động: Ở giai đoạn này, nạn nhân sẽ có dấu hiệu thở nhanh, lo lắng, kích động và lú lẫn.
  • Giai đoạn 2 – Co giật: Diễn ra ngay sau giai đoạn 1, nạn nhân sẽ bắt đầu co giật, khó thở và tụt huyết áp.
  • Giai đoạn 3 – Tử vong: Cuối cùng, nạn nhân sẽ dần rơi vào trạng thái giảm trương lực cơ và mất đi các phản xạ tự nhiên, trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn tới tử vong.

Theo các tổ chức y tế, nếu trúng độc hoặc phát hiện người bị trúng độc Xyanua, ta cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở ý tế gần nhất để cứu chữa kịp thời. Nếu trong vòng 2 giờ đồng hồ kể từ khi bị trúng độc, nạn nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách sơ cứu khi bị nhiễm chất độc  Xyanua

Khi vô tình bị ngộ độc Xyanua, bạn cần phải giúp nạn nhân hô hấp ổn định bằng khí oxy.

thuoc-doc-xyanua-la-gi
Cách sơ cứu khi bị nhiễm chất độc Xyanua

Sau đó, hãy cho nạn nhân ăn những thứ có chứa glucozo, vì loại chất này có khả năng làm chậm lại quá trình gây độc của Xyanua, đồng thời glucozo sẽ bảo vệ các tế bào tốt hơn bằng cách phản ứng với xyanua, nhất là xyanua kali.

Cuối cùng, hãy đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chất cực độc Xyanua mà Thợ Sửa Xe muốn cung cấp tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được Xyanua là gì, cơ chế hoạt động của xyanua trong cơ thể con người và cách sơ chế kịp thời khi gặp phải những người không may nhiễm chất độc này! Ngoài ra, vui lòng truy cập thosuaxe.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ và quan trọng khác bạn nhé!

239 Views