33 Views

[Ngữ văn 7] Điệp ngữ là gì? Ví dụ, phân loại & tác dụng của điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản văn học, đặc biệt là thơ ca. Vậy điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có mấy dạng? Điệp ngữ có tác dụng gì? Hãy cùng Thợ Sửa Xe khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!

Điệp ngữ là gì?

Điệp ngữ là gì? Theo chương trình Ngữ văn 7, điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ trong cùng một câu nói/đoạn văn/đoạn thơ/bài văn với mục đích gây sự chú ý, liệt kê hoặc nhấn mạnh tính chất của hiện tượng, sự vật nào đó.

Để hiểu hơn về điệp ngữ là gì, mời bạn tham khảo ví dụ ngay sau đây:

Đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật
Đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng điệp ngữ với cụm từ “nhìn thấy”, nhằm nhấn mạnh hành động được nhắc tới.

Khái niệm về phép điệp ngữ
Khái niệm về phép điệp ngữ

Điệp ngữ có tác dụng gì?

Phép điệp ngữ có 3 tác dụng chính, đó là: gợi hình ảnh, nhấn mạnh và liệt kê. Trong đó:

  • Gợi hình ảnh: Giúp người đọc hình dung ra các hoạt động, diễn biến đang được nhắc đến. Cụ thể, trong câu thơ “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” có điệp từ “dốc” giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh đồi núi hiểm trở, trập trùng.
  • Nhấn mạnh: Việc lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nào đó trong câu/đoạn sẽ giúp hàm ý của tác giả được nhấn mạnh, nổi bật. Ví dụ “nhớ sao lớp học i tờ…Nhớ sao ngày tháng cơ quan” → Điệp từ “nhớ” nhấn mạnh sự nhung nhớ của tác giả đối với những kỉ niệm xưa cũ.
  • Liệt kê: Việc lặp lại nhiều lần của từ hoặc cụm từ có vai trò liệt kê những yếu tố quan trọng khác trong sự vật, sự việc, nhằm nổi bật được ý đồ tác giả. Ví dụ, trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, tác giả đã sử dụng hàng loạt điệp từ “có” để liệt kê những kết tinh tuyệt đẹp trong hạt gạo, thể hiện sự trân quý đối với gạo.

Điệp ngữ có mấy dạng?

Điệp ngữ có 3 dạng, đó là: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Trong đó:

  • Điệp ngữ cách quãng là hình thức lặp của một từ/cụm từ, không liên tiếp nhau và thường có sự cách quãng.
  • Điệp ngữ nối tiếp là hình thức lặp một từ/cụm từ có sự nối tiếp với nhau.
  • Điệp ngữ chuyển tiếp là hình thức lặp một từ/cụm từ nằm ở cuối câu trên với đầu câu dưới, giúp câu thơ/văn trở nên liền mạch về ngữ nghĩa.

Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ là gì?

Trước khi muốn sử dụng điệp ngữ, người dùng cần xác định được mục đích sử dụng của bản thân và chỉ sử dụng khi cần thiết. Đồng thời, câu văn/thơ phải diễn giải mạch lạc, rõ ràng, tránh lạm dụng điệp ngữ để gây rườm rà cho bài văn.

Ngoài ra, trong một bài văn, chúng ta có thể kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,… Do đó, bạn cần chọn lọc thật kỹ về việc sử dụng các biện pháp tu từ khi cần thiết, tránh sử dụng các biện pháp tu từ để tạo điểm nhấn khi còn “non tay”.

Có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ vào cùng một đoạn/bài văn
Có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ vào cùng một đoạn/bài văn

Bài tập vận dụng

Bài tập 1:

  1. Hãy đặt 1 câu miêu tả khung cảnh trên sân trường vào giờ giải lao. Lưu ý, câu văn có sử dụng phép điệp từ mang tác dụng liệt kê.
  2. Hãy đặt 1 câu miêu tả lại khung cảnh lớp học, có sử dụng phép điệp từ mang tác dụng nhấn mạnh.

Bài tập 2: Điệp ngữ là gì?

  1. Là các từ/cụm từ được lặp đi lặp lại trong 1 câu/đoạn/bài văn.
  2. Là những từ mang ý nghĩa liệt kê
  3. Là các câu được lặp lại trong đoạn thơ
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai

Bài tập 3: Điệp ngữ có mấy dạng?

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 5

Bài tập 4: Điệp ngữ cách quãng là gì?

  1. Hình thức lặp một từ/cụm từ có sự nối tiếp với nhau.
  2. Hình thức lặp của một từ/cụm từ, không liên tiếp nhau và thường có sự cách quãng.
  3. Hình thức lặp một từ/cụm từ nằm ở cuối câu trên với đầu câu dưới, giúp câu thơ/văn trở nên liền mạch về ngữ nghĩa.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai

Bài tập 5: Hãy chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn dưới đây:
“Vào kì nghỉ hè, em rất thích được về nhà ông bà ngoại vì ở đó có rất nhiều cây cối,  động vật và đặc biệt có chiếc xích đu mà em rất yêu thích”

Đáp án

Bài tập 1

  1. Trong giờ ra chơi, những em học sinh chơi đá bóng, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt rất vui vẻ trên sân trường.
  2. Khi cô giáo giảng bài, các bạn học sinh yên lặng lắng nghe, đến cả chiếc quạt hay kêu cót két dường như cũng yên lặng theo.

Bài tập 2

Chọn A

Bài tập 3

Chọn A

Bài tập 4

Chọn B

Bài tập 5

Từ “có” được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh sự phong phú của nhà ông bà ngoại, qua đó thể hiện được sự yêu thích đặc biệt của bé gái với chiếc xích đu trong vườn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điệp ngữ mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu phép điệp ngữ là gì, điệp ngữ có mấy dạng và tác dụng của từng dạng.

Ngoài ra, để ôn tập và tham khảo thêm những kiến thức trọng tâm khác của Ngữ văn lớp 7, mời bạn theo dõi các bài viết khác của chúng tôi tại thosuaxe.vn!

33 Views