113 Views

Hệ sinh thái là gì? 5 điều về hệ sinh thái nhất định bạn phải biết

Hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn tài nguyên đất, ngăn chặn bão lụt, sạt lở,… Vậy hệ sinh thái là gì? Trong một hệ sinh thái sẽ bao gồm những gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của thosuaxe để có được câu trả lời chuẩn xác nhất.

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là gì? Theo bách khoa toàn thư mở, hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nhóm quần xã đó (sinh cảnh). Trong một hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

tim-hieu-he-sinh-thai-la-gi
Hệ sinh thái là một quần thể bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh

Ý nghĩa của hệ sinh thái

Ngoài giúp con người nâng cao năng suất nuôi, trồng trên cơ sở cải tạo điều kiện sống của chúng, hệ sinh thái còn đem lại nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
  • Hạn chế, ngăn chặn các dịch hại, bảo vệ đời sống cho thực vật và động vật
  • Thuần hóa, di giống các loài sinh vật
  • Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • Làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu
  • Duy trì, nâng cao tính đa dạng sinh học tự nhiên
  • Khôi phục các động, thực vật quý hiếm
  • Bảo vệ môi trường, động thực vật khỏi thiên tai
  • Là cầu nối quan trọng cho việc xây dựng quan hệ giữa con người với tự nhiên
  • Là cơ sở khoa học/phương thức quan trọng cho chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người

Phân loại hệ sinh thái

Hệ sinh thái được chia làm 3 loại chính, đó là:

  • Hệ sinh thái trên cạn: Bao gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên, hoang mạc,…
  • Hệ sinh thái nước mặn: Bao gồm các hệ sinh thái ven biển, vùng khơi, rừng ngập mặn,…
  • Hệ sinh thái nước ngọt: Bao gồm các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ), nước chảy (sông, suối),… 
phan-loai-he-sinh-thai
Các loại hệ sinh thái trong tự nhiên

Thành phần của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh là một hệ sinh thái bao gồm môi trường và sinh vật sống. Trong đó, môi trường sống gồm:

  • Yếu tố vật lý: Các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như độ ẩm, dòng chảy, nhiệt độ, ánh sáng,…
  • Yếu tố vô cơ: Bao gồm các hợp chất hóa học và nguyên tố có tác dụng tổng hợp chất sống, tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất. Yếu tố vô cơ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí. Ví dụ: đất, thảm mục, đá, nước,…
  • Yếu tố hữu cơ: Các chất giữ vai trò kết nối giữa các sinh vật vô sinh và hữu sinh. Ví dụ: Protein, chất mùn,…

Sinh vật trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh có 3 nhóm chính, đó là:

  • Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng): Chủ yếu là các thực vật có khả năng quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ glucid, protein,.. Ví dụ: Tảo, bèo sen, cây cỏ, rong, cây bụi mọc ven bờ, cây leo, cây gỗ…
  • Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng): Bao gồm tất cả các loài động vật, vi sinh vật không có khả năng quan hợp. Nhóm sinh vật này gồm 3 bậc, trong đó bậc 1 là những loài động vật ăn thực vật, bậc 2 là những sinh vật ăn thịt hoặc ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 3 là sinh vật ăn thịt, ăn hoặc kí sinh lên sinh vật bậc 2. Ví dụ: Cua, ốc, rắn, ba ba, chim, tôm, cá, ếch nhái,…
  • Sinh vật phân hủy: Bao gồm các loại sinh vật, động vật nhỏ hoặc sinh vật hoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Thông thường, các sinh vật thuộc nhóm này sẽ chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác, đại hiện cho bước cuối cùng trong quy trình hệ sinh thái theo chu kỳ. Ví dụ: giun, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y,…

Những câu hỏi khác liên quan đến hệ sinh thái

Tại sao môi trường sống lại là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người?

Môi trường sống là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người là bởi:

  • Môi trường Trái Đất là nơi ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, tiến hóa của sinh vật và vật chất
  • Môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và có tính báo động sớm các mối nguy hiểm đối với sinh vật trong hệ sinh thái. Ví dụ: bão, động đất,…
  • Lưu trữ, cung cấp cho con người đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật tự nhiên và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo,…
the-nao-la-mot-he-sinh-thai
Môi trường sống là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người

Vì sao nói con người là một nguồn ô nhiễm trong hệ sinh thái?

Trong cuộc sống, con người chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi người lớn hít trung bình 100 lít không khí và thở ra khí Cacbonic với lượng tương đương. Khí Cacbonic là loại khí thải, khi tụ lại nhiều ở một chỗ sẽ làm vẩn đục, ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, sau khi ăn/bổ sung dinh dưỡng, chúng ta sẽ thải ra các chất cặn bã (phân, nước tiểu). Nếu các chất này không được xử lý tốt, chúng sẽ gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường sống nói riêng và hệ sinh thái nói chung.

moi-quan-he-giua-he-sinh-thai-va-con-nguoi
Con người là nguồn ô nhiễm trong hệ sinh thái tự nhiên

Chưa hết, trong quá trình hoạt động thường ngày, con người thường tỏa ra mùi vị và nhiệt lượng. Mùi vị cơ thể mỗi người mỗi khác nhau, tuy nhiên loại mùi được coi là một nguồn ô nhiễm trong hệ sinh thái chính là mùi hôi nách; gây cản trở, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm lý đến sinh vật xung quanh.

Tóm lại, hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại nhằm tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến hệ sinh thái là gì, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

113 Views