74 Views

Lập trường là gì? Nhận biết người có lập trường

Chúng ta vẫn thường nói, con người cần phải có lập trường của riêng mình mới có thể thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống. Vậy lập trường là gì? Làm thế nào để nhận biết những người có lập trường? Hãy cùng thosuaxe.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho những vấn đề trên nhé!

Lập trường là gì?

Lập trường được coi là những tố chất và cá tính của mỗi người, tạo nên nét riêng biệt của chính mình. Lập trường như nền tảng để mỗi người bắt đầu, từ đó kiến thiết xây dựng những lập luận và nhận thức về sau này. Ở người Việt Nam, hầu hết mọi người đều có sự sai lệch hoặc còn rất yếu, thiếu nhận thức về việc phân loại các thông tin ở trên mạng xã hội.

Lập trường là tố chất, cá tính giữ vững quan điểm của mỗi người
Lập trường là gì? Là tố chất, cá tính giữ vững quan điểm của mỗi người

Xây dựng một lập trường vững chắc đòi hỏi con người phải trải qua thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm. Để xác định được lập trường thông tin, chúng ta cũng cần tiếp cận và phân tích các dạng thông tin khác nhau.

Thông qua việc tiếp cận các loại thông tin đa dạng, từ đó giúp chúng ta đánh giá thông tin chính xác, cũng như hạn chế tối đa các thông tin độc hại. 

Nhận biết người có lập trường

Không phải ai cũng có một lập trường vững chắc. Đôi khi, đứng trước một sự việc, lương tâm chúng ta mách bảo hãy đứng lên bảo vệ cho những thứ mình cho lại đúng. Tuy nhiên có rất nhiều tình huống phức tạp khiến cho nhiều người đi ngược lại với chính lòng mình.

Dưới đây là một số biểu hiện mà chúng ta có thể dựa vào đó để nhận biết người có lập trường.

Không cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Rất nhiều người chỉ vì muốn giữ mối quan hệ xã giao, không muốn phật lòng người khác hay muốn giữ phép lịch sự, tránh rủi ro đã khiến cho tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát. Thế nhưng lại có sự khác biệt rất lớn giữ việc cư xử lịch sự và im lặng, không dám đứng lên để đấu tranh bởi chúng ta không chắc chắn, lo sợ.    

Những người có lập trường luôn không cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Bởi họ biết cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người đôi khi chính là tự làm bản thân mình tổn thương. 

Người có lập trường không bao giờ cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Người có lập trường không bao giờ cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Trong những lúc khó khăn những người có lập trường họ biết cách đứng lên tự bảo vệ mình và chính những người khác mà không quá lo ngại về vấn đề sẽ làm cho một số người không hài lòng.

Nhìn thẳng vào sự thật

Những người có lập trường chắc chắn luôn có niềm tin vào sự thật, có niềm tin vào những căn cứ logic cùng với dẫn chứng thực tế và lập luận của mình. Do đó họ thường rất chắc chắn về những thông tin mà bản thân đưa ra.

Trong trường hợp có ai đó che giấu thông tin hay đang cố giải thích, bao che một vấn đề thì họ sẽ cố gắng tìm hiểu, đặt hỏi cho đến khi thông suốt hoàn toàn vấn đề.

Không bao giờ áp đặt suy nghĩ lên người khác

Người có lập trường riêng mình sẽ đưa ra dẫn chứng thuyết phục người khác cho tới khi những người khác hiểu và tự bị thuyết phục chứ không tỏ ra cứng đầu bắt ép và áp đặt người khác phải tuân theo mình.                               

Những lợi ích khi có lập trường

Một người có lập trường cho riêng mình sẽ luôn mang đến những lợi ích trong cả cuộc sống và trong công việc như sau:

– Giúp trau dồi các kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin: những người có lập trường vững chắc của mình thường cần giao tiếp và nói chuyện rất nhiều để giữ được quan điểm của bản thân đưa ra, thuyết phục đối phương, lập luận bảo vệ quan điểm của mình một cách thuyết phục nhất.

– Giúp tăng khả năng thu thập thông tin: giữ được lập trường của bản thân thì cần phải có căn cứ từ đó đạt được niềm tin vào lập trường của bản thân mình.

Có lập trường luôn đem đến nhiều lợi ích cho con người cả trong công việc và cuộc sống
Có lập trường luôn đem đến nhiều lợi ích cho con người cả trong công việc và cuộc sống

– Giúp tăng được kỹ năng phân tích các vấn đề: Một vấn đề khi được đưa ta không chỉ có thông tin cơ bản mà nó còn có phải những giải thích sâu vấn đề mới có thể thuyết phục người nghe.

– Đưa khả năng quyết định: không phải ai cũng có khả năng đưa ra quyết định một cách dứt khoát. Có rất nhiều người đến khi cần đưa ra quyết định quan trọng thì lại bối rối và không biết nên làm gì. 

– Cải thiện trau dồi kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Đối với một cuộc tranh luận không thể tránh khỏi bị đối phương công kích. Là một người giữ vững lập trường, tham gia tranh luận nhiều lần họ sẽ biết cách để kiểm soát cảm xúc của bản thân, không để có những hành vi hay lời nói quá khích. 

Cách để giữ vững được lập trường

Trong cuộc sống có muôn vàn những tình huống éo le xảy đến và không phải lúc nào con người cũng giữ vững lập trường của bản thân mình. Dưới đây là một số cách để có thể giúp bạn giữ vững lập trường bản thân:

Xác định được giá trị cốt lõi của vấn đề

Giá trị cốt lõi của vấn đề chính là những nét đặc trưng của hiện tượng, sự vật mà chúng ta có thể dựa vào đó tạo nên một giá trị riêng biệt. Mỗi tình huống xảy ra trong cuộc sống đều sẽ có giá trị riêng.

Việc chúng ta xác định được giá trị cốt lõi chính là việc tìm ra những ẩn ý sau của vấn đề bằng cách thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề đó. Đi tìm giá trị cốt lõi của vấn đề là tiền đề giúp xây dựng nên các quan điểm giữ vững lập trường và tạo nên nét cá tính, sự tự tin cho bạn. 

Phân tích, tìm hiểu, đúng sai của vấn đề

Nhờ vào việc tìm kiếm thông tin và xác định các giá trị cốt lõi vấn đề, các bạn có thể phân tích kỹ từng chi tiết, từ đó đưa ra nhận định đúng sai chính xác vấn đề đó. Điều này giúp bạn tỉnh táo, thông suốt hơn khi xảy ra những quan điểm bất đồng.

Để giữ được lập trường bạn cần phải phân tích chính xác tính đúng sai của vấn đề
Để giữ được lập trường bạn cần phải phân tích chính xác tính đúng sai của vấn đề

Lúc này, các bạn có thể tránh được trường hợp “gió chiều nào theo chiều đó, tức là chưa biết vấn đề đúng hay sai. Cụ thể là khi người khác thể hiện các quan điểm của họ mạnh mẽ hơn thì lòng tin các bạn bị lung lay và xuôi theo ý kiến của họ mà quên đi quan điểm của bản thân mình.

Hợp tác khi giao tiếp

Giao tiếp là quá trình mà bản thân trao đổi và thu thập các thông tin để tiếp tục xây dựng nền tảng, lập luận vững chắc cho quan điểm của mình. Hợp tác khi giao tiếp là biết cách thể hiện quan điểm của mình khéo léo và nhẹ nhàng, tránh gây ra sự bất đồng.

Đây không có nghĩa xem nhẹ các quan điểm của bản thân hay nhượng bộ đối phương. Đó đơn giản là kiểm soát tình huống tốt nhất, tránh gây bất hòa cho cả hai bên khi chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mình.

Không áp đặt suy nghĩ bản thân vào người khác

Giữ lập trường của bản thân không có nghĩa là bạn phải thể hiện quan điểm của mình sau đó áp đặt và bắt người khác phải nghe theo. Đôi khi cũng phải là người lắng nghe, nhận ra khuyết điểm bản thân, bởi không phải lúc nào nhận định của mình là đúng.

Có thể bạn quan tâm:

6 Dấu hiệu nhận biết người nhu nhược chuẩn nhất

Ngộ nhận là gì? Ngộ nhận trong tình yêu và hậu quả

Trên đây, là những thông tin về lập trường và cách để nhận biết một người có lập trường. Mong rằng qua bài viết trên các bạn đã hiểu được lập trường là gì, lợi ích của lập trường và biết cách trau dồi, nhìn nhận chính xác và giữ vững lập trường của bản thân. 

74 Views