232 Views

Sinh quyển là gì? Đặc điểm, vai trò và khu dự trữ sinh quyển

Đối với những ai đam mê nghiên cứu về khoa học Trái Đất, về hành tinh mà chúng ta đang sinh sống chắc hẳn không còn xa lạ với sinh quyển. Bài viết hôm nay, thosuaxe.vn cũng sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết về sinh quyển là gì và những vai trò, đặc điểm thú vị của sinh quyển. Mời các bạn cùng theo dõi! 

Sinh quyển là gì?

Sinh quyển chính là lớp vỏ bên ngoài của Trái Đất. Đây là một hệ thống vô cùng phức tạp với rất nhiều vật chất sống, cùng với toàn bộ các sản phẩm do hoạt động sống gây ra.

Như vậy có thể hiểu đơn giản sinh quyển chính là toàn bộ thế giới sinh vật bao gồm cả những sinh vật đã, đang và sẽ tổn tại ở trên vỏ Trái Đất cùng với nhiều yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên Trái Đất. 

Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật trên vỏ Trái Đất, bao gồm cả các yếu tố môi trường xung quanh
Sinh quyển là gì? Là toàn bộ thế giới sinh vật trên vỏ Trái Đất, bao gồm cả các yếu tố môi trường xung quanh

Chúng ta cũng có thể hiểu sinh quyển theo cách khác đó là một trong số những quyển của lớp vỏ Trái Đất, trong đó có chứa toàn bộ các sinh vật sống mà cấu trúc, năng lượng hay thành phần của chúng đều được xác định bởi hoạt động của chúng, bao gồm thủy quyển, tầng thấp nhất của khí quyển và cả phần trên của thạch quyển. 

Đặc điểm của sinh quyển

Thực vật là một phần rất quan trọng của sinh quyển. Có rất nhiều nhà khoa học đã cho rằng kể từ khi Trái Đất mới hình thành, thành phần chủ yếu của khí quyển lúc đó là Co2, có hàm lượng oxy rất nhỏ. 

Kể từ khi có thực vật xuất hiện, sự quang hợp của thực vật mới sinh ra oxy làm cho con người trở nên đầy trí tuệ và các động vật lớn mới sống được. Theo như ước tính cho tới nay Trái Đất đã có khoảng hơn 500.000 loài. Các loài thực vật sống cùng với nhau được gọi là thảm thực vật như: thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, hay thảm hoang mạc,… 

Các động vật ở trong sinh quyển được phân bố rộng. Động vật trên Trái Đất có đến 1,5 triệu loài. Trong đó người ta thường chia động vật theo đặc điểm sinh thái nhiều bầy đàn trong những môi trường tự nhiên khác nhau thành: động vật rừng, động vật hoang mạc, động vật đồng vỏ, động vật núi cao và động vật tài nguyên,… 

Các động vật sinh quyển được phân bố rộng lớn, có đến 1,5 triệu loại
Các động vật sinh quyển được phân bố rộng lớn, có đến 1,5 triệu loại

Thông thường các sinh vật sống trên Trái Đất có khả năng thích nghi mạnh mẽ nhất là các vi sinh vật nhỏ bé. Chúng thích nghi mạnh và còn sinh sản với tốc độ nhanh chóng. Thậm chí dưới độ sâu hàng trăm mét, hàng cây số đều có vi khuẩn.

Có một số loài cá và sinh vật phù du bậc thấp khác còn có thể sống ở dưới biển với độ sâu hơn chục km. Quá trình sống của sinh vật là một quá trình sinh vật không ngừng chuyển hóa năng lượng Mặt trời trở thành năng lượng hóa học.

Than hay dầu mỏ cũng đều hình thành do xác sinh vật tích đọng tạo nên. Phong hóa đá, hình thành đất hình thành cũng nhờ sinh vật.

Sinh quyển của Trái Đất đã có từ hàng tỷ năm phát triển, hình thành nên môi trường sống hiện nay. Trong cả quá trình diễn biến lâu dài đó luôn có sự tham gia của thủy quyển, khí quyển và cả vỏ Trái Đất. Vì thế sự hình thành sinh quyển là kết quả của việc khí quyển, thủy quyển, vỏ Trái Đất tiếp xúc với nhau, thấm vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. 

Vai trò của sinh quyển

Những vai trò quan trọng của sinh quyển như sau:

– Cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự sống. Nếu các sinh vật sống muốn tồn tại, đều cần phải thích nghi được với khí hậu của sinh quyển. 

Sinh quyển đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự sống
Sinh quyển đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự sống

– Cung cấp nguồn thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất, bởi trong hệ sinh thái đa dạng sinh học phát triển rất mạnh mẽ.

– Những khu dự trữ sinh quyển đều là khu vực rất an toàn giúp bảo vệ động vật, thực vật, đồng thời còn giúp khôi phục lối sống truyền thống và bảo vệ tính đa dạng sinh học trong các khu vực đó. 

– Là hệ thống hỗ trợ sự sống cho hành tinh, giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của đất, nước (chu trình thủy văn) và cả các thành phần có trong khí quyển.

– Là nơi giao thoa của đất, nước, và không khí. Do đó chỉ ở vùng sinh quyển mới có được sự tồn tại của sự sống. 

Các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam và thế giới

Một số khu dự trữ sinh quyển tại thế giới

– Công viên quốc gia Pinnacles – Mỹ: là công viên quốc gia mới nhất, nằm tại trung tâm California.

– Khu dự trữ sinh quyển thuộc công viên quốc gia Wakhan – Afghanistan đã được xây dựng nhờ vào Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.

– Khu dự trữ sinh quyển lớn Kimberley ở Australia, diện tích 5 triệu ha.

– Khu dự trữ sinh quyển Hunsruck – Hochwald tại Đức. Đây là môi trường sống rất quan trọng bảo tồn một số loại động vật hoang dã như cò đen, hổ, báo và cả sư tử,… 

Một số khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Nhờ vào hệ sinh thái, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mà Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một số lượng lớn các khu dự trữ sinh quyển. Trong đó có thể kể đến một số khu dự trữ sinh quyển lớn tại Việt Nam như:

Việt Nam là nơi có rất nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn
Việt Nam là nơi có rất nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn

– Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ: là khu đầu tiên được UNESCO công nhận, trao tặng cho danh hiệu tại Việt Nam. Đây cũng từng là khu rừng ngập mặn, đã được phục hồi lại sau khi bị chất độc hóa học từ chiến tranh tàn phá, hủy diệt. Tổng diện tích của nó lên đến 71,370 ha. 

– Khu vực liên tỉnh gồm các dải ven biển rộng lớn ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình có những khu vực dự trữ sinh quyển lớn, được công nhận là vùng Châu thổ sông Hồng với vùng lõi là khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải và vườn quốc gia Xuân Thủy. 

– Khu dự trữ sinh quyển Langbiang nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng thuộc vào khu vực Tây Nguyên. Khu dự trữ này được đặt tên theo ngọn núi Langbiang, được UNESCO công nhận vào tháng 6/2015.

– Khu dự trữ sinh quyển ven biển đảo Kiên Giang. Đâu là khu dự trữ được UNESCO công nhận vào năm 2006, rất đa dạng và phong phú về cả cảnh quan lẫn hệ sinh thái. Ở đây có tới 6 hệ sinh thái với 22 dạng sinh cảnh khác nhau. Trong đó có kiểu rừng tràm ngập chua phèn là hệ sinh thái điển hình nhất. 

– Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Với tổng diện tích lên đến 26.000ha, khu dự trữ này gồm 2 vùng lõi được chú trọng bảo tồn nghiêm ngặt, con người không được phép tác động vào và có 2 vùng đệm cho phép phát triển kinh tế hạn chế kết hợp bảo tồn, 2 vùng chuyển tiếp để phát triển kinh tế. 

– Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai: đây là khu được UNESCO công nhận là một khu dự trữ sinh quyển quốc tế năm 2001. Với diện tích vô cùng rộng lớn lên đến gần 970.000 ha, nơi đây được xem như lá phổi xanh của khu vực Đông Nam Bộ, đóng góp rất nhiều vào việc bảo vệ, phát triển rừng. 

– Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Các giá trị đặc trưng ở đây phải kể đến đó là Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, phố cổ hội an, rừng đặc dụng trên đảo Cù Lao Chàm, hệ thồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, các làng nghề truyền thống,…

– Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rùng, các loài động vật, thực vật quý hiểm, cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng mang những nét đặc trưng riêng biệt của khí hậu ven biển Ninh Thuận và khu vực Nam Trung Bộ. 

Nơi đây hiện có khoảng 1.511 loài thực vật khác nhau, trong đó có 54 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Các hệ động vật vô cùng đa dạng với 765 loài, trong đó 46 loài là quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. 

Có thể bạn quan tâm:

Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh nào? – Khám phá Di sản Văn hóa Thế Giới

Đỉnh Bàn Cờ – Điểm check in cực chất tại “nóc nhà” Đà Nẵng

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về sinh quyển là gì, đặc điểm, vai trò của sinh quyển cùng với một số khu dự trữ sinh quyển lớn nổi tiếng trên thế giới và ở tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp các bạn hiểu nhiều hơn về sinh quyển và các khu vực dự trữ sinh quyển. 

232 Views