172 Views

Tập trung là gì? Bật mí 9 cách rèn luyện kỹ năng tập trung

Tập trung được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng trong thế kỷ XXI – xã hội ngày một phát triển và có quá nhiều thứ khiến bạn xao nhãng. Vậy tập trung là gì? Tại sao chúng ta phải rèn luyện khả năng tập trung? Cần làm gì khi mất tập trung? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Tập trung là gì?

Tập trung là gì? Tập trung (concentrated) là từ dùng để chỉ trạng thái “toàn tâm toàn ý” của não bộ. Theo đó, người tập trung sẽ dồn mọi sự chú ý, năng lực của họ vào một vấn đề mà không bị ảnh hưởng bởi xung quanh.

tim-hieu-ky-nang-tap-trung-la-gi
Tập trung là khả năng duy trì sự chú ý của bản thân vào một vấn đề nào đó

Trên thực tế, ai trong chúng ta cũng đã được tiếp cận, rèn luyện kỹ năng tập trung ngay từ trên ghế nhà trường thông qua các tiết học, môn học và giai đoạn thi cử. Tuy nhiên, khi bước vào công việc, chúng ta cần phải tự nỗ lực hoàn thiện kỹ năng tập trung bởi những lý do sau:

  • Hỗ trợ nâng cao hiệu suất làm việc
  • Ý thức được trách nhiệm của bản thân với công việc và tập thể
  • Tạm gác lại những thông tin vô bổ, gây xao nhãng
  • Rút ngắn thời gian hoàn thành bài tập/công việc
  • Không lãng phí thời gian

5 nguyên nhân phổ biến gây mất tập trung

Tập trung là một kỹ năng do cảm xúc, tâm lý tác động đến não bộ. Vì thế hiểu rõ nguyên nhân chính là bước đầu tiên giúp ta tìm ra giải pháp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta thường mất tập trung trong công việc.

  • Căng thẳng trong thời gian dài
  • Thường xuyên bị cuốn hút bởi những thông tin bên ngoài
  • Luôn cố gắng đa nhiệm, làm nhiều việc cùng một lúc
  • Sức khỏe không tốt
  • Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc

Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tập trung hiệu quả nhất

Để rèn luyện kỹ năng tập trung, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể: Điều này không chỉ tốt cho công việc mà còn giúp bạn triển khai, theo dõi, quản lý và khắc phục kịp thời; tránh bỏ sót công việc, hạn chế tối đa tần suất xao nhãng cho những việc không quan trọng.
cach-cai-thien-ky-nang-tap-trung
Lên kế hoạch cụ thể là phương pháp rèn luyện kỹ năng tập trung hiệu quả
  • Nghỉ ngắn: Theo nhiều nghiên cứu, con người có khả năng duy trì sự tập trung tối đa trong 4 tiếng. Tuy nhiên, nếu là người mới, bạn chỉ nên bắt đầu tập trung trong 30 hoặc 45 phút, sau đó nghỉ từ 5 – 10 phút để não bộ được thư giãn và làm quen với kỹ năng mới này.
  • Giải quyết những việc tương tự cùng lúc: Cách làm này sẽ hiệu quả hơn so với việc bạn tập trung giải quyết công việc A, sau đó làm việc B rồi quay lại giải quyết việc A. Bởi, lúc này tín hiệu não bộ của bạn sẽ bị gián đoạn và gần như phải mất thời gian để khởi động, tập trung lại từ đầu.
  • Chỉ làm một việc trong một thời điểm: Nếu không phải tuýp người đa nhiệm, thì việc làm nhiều công việc cùng lúc không những không giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn khiến năng suất làm việc của bạn giảm đáng kể. Bởi, bạn sẽ luôn phải nhảy từ việc này sang việc kia, không đủ thời gian để hoàn thành tốt nhất một công việc.
  • Tái tạo năng lượng cho bộ não: Khi tập trung, bạn sẽ có khả năng hoàn thành công việc tốt và nhanh hơn so với dự kiến. Hãy tận dụng thời gian này để tái tạo năng lượng cho não bộ (ví dụ: tập thể dục, bơi lội, yoga, trò chuyện cùng bạn bè, du lịch,…)
  • Sử dụng tai nghe: Đây là một cách khá hay giúp bạn ít chú ý đến những nguồn âm thanh ở nơi đông người như quán cà phê, văn phòng,… Đồng thời, dùng tai nghe cũng là một cách thông báo gián tiếp với mọi người rằng bạn đang cần tập trung, vui lòng tránh làm phiền nếu không có việc cần thiết.
  • Tắt toàn bộ thông báo: Ngoài đeo tai nghe, việc tắt chuông điện thoại hay tắt toàn bộ thông báo trên mạng xã hội, ứng dụng,… cũng giúp bạn tăng khả năng tập trung đáng kể.
nguyen-nhan-gay-mat-tap-trung
Thông báo từ điện thoại sẽ khiến bạn mất khả năng tập trung
  • Hãy tập trung vì chính bạn: Theo nhiều nghiên cứu, nếu bạn xác định làm một việc nào đó quan trọng cho chính bản thân mình, bạn sẽ có xu hướng đặt toàn bộ tâm huyết của bản thân vào việc đó, mang lại hiệu quả vô cùng ấn tượng. 
  • Có thói quen ngủ khoa học: 6 – 8h/ngày là thời gian ngủ lý tưởng nhất của một người trưởng thành. Hãy quan sát xem bản thân mình cần ngủ bao lâu để có một trạng thái tỉnh táo, minh mẫn khi vừa thức giấc bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu tập trung là gì, tại sao cần phải tập trung, những “thủ phạm” khiến bạn thường xuyên mất tập trung và cách khắc phục. Mong rằng bạn đã “bỏ túi” được một vài phương pháp hay ho để cải thiện kỹ năng tập trung của bản thân, trau dồi và hoàn thiện mỗi ngày.

172 Views