371 Views

Xe cơ giới là gì? Khái niệm, phân loại & 3 điều chủ xe cần lưu ý

Xe cơ giới là phương tiện lưu thông chủ yếu trong hệ thống giao thông đường bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xe cơ giới là gì, xe cơ giới khác gì xe thô sơ, xe cơ giới gồm những loại nào, người điều khiển xe cơ giới cần lưu ý những gì,… Để giáp đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Xe cơ giới là gì?

Xe cơ giới là gì? Theo Luật giao thông đường bộ vào năm 2008, xe cơ giới chính là toàn bộ xe sử dụng động cơ và tốn nhiều nhiên liệu như: ô tô, máy kéo, sơ mi rơ moóc, xe mô tô hai bánh, me mô tô ba bánh, xe máy và những loại xe tương tự đường thiết kế để trở người, hàng hóa trên đường bộ.

Hay nói cách khác, trừ các xe thuộc nhóm xe thô sơ như: xe đẩy, xe đạp, xe lăn thì tất cả phương tiện di chuyển trên đường bộ và có tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới.

xe-co-gioi-la-gi
Tìm hiểu về xe cơ giới là gì trong giao thông đường bộ

Xe cơ giới có những loại xe nào?

Nhóm xe cơ giới ≥ 4 bánh

Theo quy chuẩn của 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ, nhóm xe cơ giới ô tô (≥ 4 bánh) gồm các loại sau:

  • Xe ô tô con: Những xe ô tô có thiết kế ít ghế ngồi, kích cỡ nhỏ, khối lượng ~400kg, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đều là xe cơ giới. Thông thường, loại xe này sẽ không được chở quá 9 người (bao gồm người lái).
  • Xe bán tải: Đây là những xe ô tô có khối lượng chở hàng hóa dưới 950kg, đuôi xe thấp, có cabin kín và một khu vực phía sau để hàng hóa đóng.
  • Xe tải: Dòng xe ô tô này được thiết kế nhằm phục vụ cho việc chở hàng hóa (từ 950kg trở lên). Ví dụ: xe ô tô đầu kéo, xe Pickup, xe tải Van, ô tô kéo rơ moóc,…
  • Ô tô khách: Đây là dòng xe ô tô lớn, có trọng lượng cao, nhiều ghế và có thể chở được nhiều khách hàng. Khi lưu thông đến khu vực mong muốn, xe cần phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với lượng người lớn hơn 9.
  • Ô tô đầu kéo: Đây là dòng xe cơ giới chuyên sử dụng để chở hàng hóa, có thùng xe là rơ moóc nối trực tiếp với ô tô đầu kéo; nhằm truyền đáng kể trọng lượng lên ô tô đầu kéo.
  • Sơ mi rơ moóc: Dòng xe này được sản xuất riêng cho việc kéo rơ moóc hoặc thiết kế để kéo theo nhiều rơ moóc khác. Tuy nhiên, khối lượng kéo của xe này phải thực hiện theo đúng quy định của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
phan-loai-xe-co-gioi
Nhóm xe cơ giới ô tô trên đường bộ

Nhóm xe cơ giới từ 2 – 3 bánh

Hiện nay, nhóm xe cơ giới từ 2 – 3 bánh tại thị trường Việt Nam chủ yếu có 2 loại, đó là: xe mô tô và xe gắn máy. Cả 2 loại này đều di chuyển bằng động cơ, có từ 2 – 3 bánh. Tuy nhiên, để phân biệt được 2 loại xe này, mời bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây!

Tiêu chí so sánh Xe mô tô Xe gắn máy
Độ tuổi được lái xe >18 tuổi >16 tuổi
Giấy phép lái xe Hạng A1 trở lên Không cần
Tốc độ 50 – 70 km/h (tùy mật độ khu vực dân cư) <40km/h
Ký hiệu xe máy Có người ngồi trên xe Không có người ngồi trên xe
Mức phạt khi đi quá tốc độ tối đa cho phép –         Từ 100.000 – 200.000 VNĐ khi đi quá tốc độ <10km/h, không bị tước quyền sử dụng GPLX

–         Từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ khi đi quá tốc độ từ 10 – 20km/h, không bị tước quyền sử dụng GPLX

–         Từ 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ khi đi quá tốc độ >20km/h, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng

Mức phạt khi sử dụng chất kích thích (bia, rượu) khi lái xe –         Từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 50mg/100ml máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0.2mg/ml khí thở

–         Từ 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 80mg/100ml máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0.4mg/ml khí thở

Người điều khiển xe cơ giới cần chú ý những gì?

Nếu vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ điều khiển xe cơ giới có thể bị xử phạt hành chính, thu giữ phương tiện hoặc tước giấy phép lái xe theo mức độ vi phạm.

Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề trên, người điều khiển xe cơ giới cần nắm được 3 thông tin quan trọng sau đây:

Điều kiện tham gia giao thông bằng xe cơ giới là gì?

Theo điều 53 của Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới nếu muốn tham gia giao thông cần phải đăng ký và gắn biển số do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bên cạnh đó, xe cơ giới cũng cần đảm bảo đúng các quy định về an toàn kỹ thuật, chất lượng và bảo vệ môi trường như sau:

Yêu cầu Xe ô tô (≥ 4 bánh) Xe mô tô & xe gắn máy (2 – 3 bánh)
Có hệ thống hãm lực x x
Có hệ thống chuyển hướng x x
Tay lái ở bên trái cửa xe x
Có đủ đèn tín hiệu, đèn báo hãm, đèn soi biển số, đèn chiếu gần và xa x x
Bánh xe đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe x x
Có đầy đủ gương chiếu hậu hoặc các thiết bị đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển x x
Kính chắn gió x x
Còi có âm lượng tiêu chuẩn x x
Có đầy đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói x x
Các bộ phận, tính năng của xe vẫn ổn định x x

Tốc độ giới hạn của xe cơ giới là gì?

Ngoài việc tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn và điều kiện tham gia giao thông, người điều khiển cũng nên chú ý về tốc độ giới hạn của xe cơ giới là gì. Theo Thông tư 31/2019/TT-GBTV, tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới được quy định như sau:

  • Trong khu vực đông dân cư
Phương tiện Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường 1 chiều (có từ 2 làn trở lên) Đường 2 chiều; đường 1 chiều (chỉ có 1 làn xe)
Xe gắn máy 40 40
Các phương tiện khác 60 50
  • Ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới Tốc độ tối đa (km/h)
  Đường đôi; đường 1 chiều (có từ 2 làn trở lên) Đường 2 chiều; đường 1 chiều (chỉ có 1 làn xe)
Xe gắn máy 40 40
Xe ô tô con, xe khách (trừ xe buýt), xe ô tô tải có trọng tải ≤ 3.5 tấn 90 80
Xe khách (trừ xe buýt), xe ô tô tải có trọng tải >3.5 tấn (trừ ô tô xi téc) 80 70
Xe buýt, sơ mi rơ moóc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn bê tông, ô tô trộn vữa) 70 60
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô xi téc, ô tô trộn bê tông, ô tô trộn vữa 60 50
  • Trên đường cao tốc

Tốc độ tối đa của mọi loại xe = 120km/h, tuân thủ theo tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo.

Các giấy tờ cần có của người điều khiển xe cơ giới

Căn cứ vào điều luật 58 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe cơ khi tham gia giao thông cần mang theo 4 loại giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe còn thời hạn, phù hợp với loại xe đang điều khiển
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và sơ mi rơ moóc
cac-giay-to-can-co-khi-dieu-khien-xe-co-gioi
Các loại giấy tờ cần có khi tham gia giao thông đường bộ của chủ xe cơ giới

Nếu thiếu một trong bốn giấy tờ trên, người điều khiển xe cơ giới sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về xe cơ giới mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu xe cơ giới là gì, xe cơ giới là những loại xe nào và 3 lưu ý khi tham gia giao thông bằng xe cơ giới.

Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn, muốn tìm hiểu nhiều thông tin về xe cơ giới nói riêng và những loại xe khác nói chung, hãy để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng thảo luận và nhận xét nhé!

371 Views