400 Views

Thạch quyển là gì? Phân loại, đặc điểm và vai trò của thạch quyển

Khi nghiên cứu về Trái Đất, một yếu tố không thể thiếu đó chính là thạch quyển. Thạch quyển là gì? Phân loại, đặc điểm và vai trò của thạch quyển như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết! 

Thạch quyển là gì?

Thạch quyển là một từ có nguồn gốc Hy Lạp (Litva), có sự kết hợp giữa lithos (đá) và sphaira (quả cầu). Theo đó thạch quyển là lớp vỏ cứng bao bọc ở bên ngoài Trái Đất, có sự kết nối với lớp vỏ Trái Đất.

Thạch quyển là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài Trái Đất
Thạch quyển là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài Trái Đất

Thạch quyển không phải một khối liền mà nó bị chia nhỏ thành nhiều mảng khác nhau. 

Đặc điểm của thạch quyển

Từ cấu trúc của Trái Đất, thạch quyển được biết đến là lớp ngoài cùng được hình thành như một tảng đá bao bọc bên ngoài hành tinh Trái Đất. Đây cũng là đặc điểm cơ bản nhất mà chúng ta có thể thấy được ở thạch quyển. Điều này có được chính nhờ phía lớp ngoài cùng thạch quyển được tiếp xúc với bầu khí quyển.

Trên thực tế, thạch quyển được hình thành lên từ những sợi đốt, tạo nên khối đốt lớn. Thế nhưng sau này nhờ vào một số ảnh hưởng của thiên nhiên mà phía ngoài thạch quyển dần suy thoái, tạo nên phần vỏ bề mặt như hiện nay. 

Thạch quyển liên quan rất chặt chẽ tới các phần khác trên Trái Đất, hành tinh như khí quyển, thủy quyển hay sinh quyển. Toàn bộ phần thạch quyển được cấu tạo nên từ các thành phần như oxy, canxi, sắt, nhôm, silic, lưu huỳnh, magie, kali và natri. 

Thạch quyển được hình thành như một tảng đá bao bọc bên ngoài Trái Đất
Thạch quyển được hình thành như một tảng đá bao bọc bên ngoài Trái Đất

Không chỉ thế, thạch quyển còn được hình thành từ núi đá lửa, trầm tích. Mật độ thạch quyển có thể lên tới 3 tấn/1m3 và có độ dài 150km.

Lớp thạch quyển thực chất không phải một khối thống nhất mà bị phân mảnh bởi các mảng kiến tạo trên hiện tượng địa chất nội sinh. 

Phân loại thạch quyển

Thạch quyển được phân loại theo:

Lục địa và đại dương

Được biết lớp vỏ lục địa có độ dày lên đến 70km. Thạch quyển ở dưới các lục địa có bao gồm đá plutonic và đá biến chất, được hình thành từ các ngọn núi, rặng núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng, thung lũng và vùng trũng,…

Còn đối với lớp thạch quyển đại dương có độ dày dao động khoảng 5-10km. Thạch quyển đại dương bao gồm đá plutonic, đá bazan, trầm tích và các khoáng chất dày đặc hơn lớp vỏ trước. Thông thường thạch quyển đại dương được hình thành thông qua núi lửa dưới dạng những khe nứt trong các rặng đại dương nằm ở trong đại dương.

Thạch quyển đại dương bao gồm đá plutonic, đá bazan, trầm tích và các khoáng chất
Thạch quyển đại dương bao gồm đá plutonic, đá bazan, trầm tích và các khoáng chất

Thạch quyển nhiệt và địa chấn

Thạch quyển nhiệt có nhiệt độ xác định và một phần là nhiệt độ môi trường, nó thường tạo nên phần lớp phủ đối lưu nhiệt, phần này chiếm ưu thế rất lớn trong thạch quyển nhiệt. 

Theo nhiều nghiên cứu địa chấn thì thạch quyển có liên quan tới địa chấn và ảnh hướng đến việc giảm tốc độ lan truyền của sóng thứ cấp, cùng với đó là sự suy giảm cao của sóng sơ cấp cho những di chuyển mạnh này.  

Vai trò của thạch quyển

Tuy rằng thạch quyển chỉ là một thành phần cấu tạo nên Trái Đất, nhưng nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thạch quyển gắn liền với sự sống của con người, các động thực vật trên thềm lục địa. Cụ thể vai trò của thạch quyển:

Cung cấp nơi ở cho sinh vật sống

Cấu trúc thạch quyển Trái Đất nếu như không được hình thành thì cả con người, thực vật, động vật cũng sẽ không có nơi cư trú và khó sống sót. Bởi khi đất không được hình thành, toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất không có nơi để sinh hoạt.

Là nơi sinh sống cư trú của tất cả sự sống trên Trái Đất
Thạch quyển là nơi sinh sống cư trú của tất cả sự sống trên Trái Đất

Có thể nói rằng thạch quyển chính là nơi giúp kiến tạo nên cuộc sống con người như ngày nay. Từ đại dương cho tới lục địa nếu không nhờ sự kiến tạo của thạch quyển thì toàn bộ sự sống khó mà hình thành.

Do đó phần thạch quyển cực kỳ quan trọng, Đây là nơi duy trì các hoạt động phục phụ tất cả yêu cầu thiết yếu nhất của các động, thực vật và trong đó có cả con người. 

Cung cấp lượng tài nguyên thiên nhiên

Mỗi một lớp thạch quyển đều được hình thành, mang đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ vô cùng quý giá đối với con người. Các thành phần tài nguyên thiên nhiên góp phần lớn tạo nên tiện ích cho cuộc sống, phục vụ đời sống con người trở nên đầy đủ, thoải mái hơn.

Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào lớp thạch quyển cũng có sẵn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thạch quyển không hề đơn giản. Quá trình này đòi hỏi phải có máy móc mạnh mẽ hỗ trợ. 

Con người cũng không nên khai thác tràn lan nguồn tài nguyên quý giá này, tránh ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, khiến cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá hủy những thứ quý giá thiên nhiên ban tặng. 

Có thể bạn quan tâm:

Sinh quyển là gì? Đặc điểm, vai trò và khu dự trữ sinh quyển

Giải mã 12 điềm báo khi bị nóng tai trái ở cả nam và nữ năm 2023

Tóm lại, thạch quyển là một phần vô cùng quan trọng đối với con người, sự sống trên Trái Đất và chúng ta cần phải biết giữ gìn, bảo vệ. Mong rằng những chia sẻ trên hữu ích với các bạn, giúp các bạn trả lời thạch quyển là gì, biết được ý nghĩa và vai trò của thạch quyển. 

400 Views