3598 Views

Lỗ thủng tầng ozon là gì? Vai trò và tác dụng

Vào năm 1994, nhằm kỷ niệm Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon. Đại hội Liên Hợp Quốc đã thống nhất chọn ngày 16/9 hàng năm là ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon. Vậy tầng ozon là gì? Tại sao phải bảo vệ tầng ozon? Tầng ozon có vai trò và tác dụng như thế nào với trái đất? Trong bài viết này, thosuaxe sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc trên của bạn đối với tầng ozon. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bất cứ thông tin hữu ích nào trong bài viết “Lỗ thủng tầng ozon là gì? Vai trò và tác dụng của tầng ozon đối với trái đất hiện nay” này nhé!

Tầng ozon là gì?

Để hiểu được tầng ozon là gì, trước hết chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về cấu trúc 5 tầng khí quyển của trái đất từ dưới lên trên như: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nóng (điện ly) và tầng ngoài khí quyển.

Tầng ozon là gì
Tầng ozon là gì?

Các tầng khí quyển này có nhiệm vụ bảo vệ sự sống trên trái đất và cân bằng lại khả năng hấp thụ nhiệt trên bề mặt trái đất – nơi mà chúng ta đang sinh sống. Tùy theo độ cao của mỗi tầng khí quyển mà chúng sẽ được sở hữu những vai trò riêng và nhiệm vụ riêng, cụ thể:

  • Tầng đối lưu: Là tầng khí quyển thấp nhất, có độ cao khoảng 7 – 8 km từ hai cực. Tầng này bao gồm chủ yếu các N2, CO2, O2 và H2O và các hiện tượng thời tiết như bão, tuyết, mưa đá,…Vì vậy, tầng này sẽ quyết định khí hậu tại trái đất đến 75%.
Vai trò của tầng ozon
Tầng đối lưu sẽ quyết định khí hậu tại trái đất đến 75%.
  • Tầng bình lưu: Tầng khí quyển này nằm trên tầng đối lưu, có độ cao giao động từ 11 đến 50 km. Càng lên cao, không khí càng loãng, vì vậy, tầng bình lưu này chứa khá ít bụi và ít ảnh hưởng đến khí hậu thời tiết. Nằm sâu bên trong tầng bình lưu, bao quanh trái đất chính là tầng ozon (O3) mà chúng ta đang tìm hiểu. Lớp ozon  này có khả năng che chắn trái đất khỏi những tia cực tím độc hại được chiếu xuống bởi mặt trời.
  • Tầng trung gian: Có vai trò điều hòa và cân bằng lại nhiệt độ của tầng bình lưu với tầng nóng, nên nhiệt độ của tầng trung gian này chỉ rơi vào khoảng -90 độ C ở độ cao từ 60 đến 90 km.
  • Tầng nóng: Có độ cao khoảng 300 km so với mặt nước biển, không khí tại tầng nóng này bị loãng và phân hủy thành các ion nhẹ như O++, He+, H+,… Đây là nơi có thể xuất hiện hiện tượng cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến trên trái đất.
  • Tầng ngoài khí quyển: Tầng này bao gồm các ion của tầng nóng và tán xạ ở độ cao trên 400 km so với mặt nước biển. Vì càng gần mặt trời, nên nhiệt độ tăng theo độ cao là đặc điểm của tầng ngoài khí quyển. Chính vì thế, tại độ cao khoảng 200 – 400 km, nhiệt độ đo được rơi vào đến 600 độ C.

Như vậy, ta có thể thấy, tầng ozon chính là một lớp sâu bên trong tầng bình lưu, có vai trò che chắn và bảo vệ trái đất khỏi những các bức xạ có hại từ cực tím của mặt trời. Tầng ozon hay còn được gọi là O3 có 2 loại tốt và xấu. Tầng Ozon tốt được xuất hiện trong độ cao khoảng 30km tính từ mặt nước biển, chúng hoạt động như một màng lọc ngăn chặn đến 99% tia cực tím của mặt trời. Còn tầng Ozon xấu là kết quả của những hành động phản ứng hóa học hay ô nhiễm môi trường của con người làm thủng tầng ozon, phá vỡ lớp bảo vệ trái đất và gây ra vô số hậu quả xấu cho toàn sinh vật trên trái đất.

Tầng ozon bị thủng ở đâu?

Hiện nay, Bắc Cực là nơi tập trung các lỗ thủng tầng ozon lớn kỷ lục. Có 2 nguyên nhân khiến cho tầng ozon ngày một xuất hiện nhiều các lỗ thủng như:

  • Do sự biến đổi nhiệt độ đột ngột tại Bắc Cực, nên thường xuyên xuất hiện những cơn lốc xoáy cực bất thường. Điều này làm giảm lượng O3 trong tầng bình lưu khá nhiều.
Lỗ thủng tầng ozon
Do sự biến đổi nhiệt độ đột ngột tại Bắc Cực, nên tầng O3 xuất hiện nhiều lỗ thủng.
  • Nguyên nhân chính khiến cho tầng O3 bị thủng có lẽ phần lớn đến từ con người. Loài người chúng ta thường xuyên thải những chất có tính phá hủy tầng ozon như Clo, Brom ra bầu khí quyển. Ngoài ra, khí thải của con người, phương tiện cũng có thể làm tầng ozon mỏng dần. Nếu tầng ozon chỉ bị thủng 1 – 2%, khả năng lành lại là rất nhanh. Thế nhưng, các lỗ thủng này ngày một biến tướng và lan rộng về các khu vực có vĩ độ cao, nên chúng có thể là mối gây hại cho con người, động vật và thực vật, nhất là khi tia cực tím được chiếu trực tiếp xuống thẳng vùng Greenland.

Vai trò và tác dụng của tầng ozon đối với trái đất hiện nay

Tuy kích thước của tầng O3 không dày, thế nhưng vai trò và vị trí tầng ozon đối với trái đất khá quan trọng. Như những thông tin bạn đã được biết trong phần trên – tầng ozon là gì, tầng ozon hấp thụ các tia tử ngoại để bảo vệ trái đất khỏi các yếu tố bên ngoài. Từ đó, cuộc sống của con người và các hệ sinh thái như động vật, thực vật được bảo vệ tốt hơn.

Tác dụng của tầng ozon
Vai trò và tác dụng của tầng ozon đối với trái đất hiện nay.

Nếu xảy ra các hiện tượng như tầng ozon bị thủng hay những lỗ thủng tầng ozon có khả năng biến tướng và lan rộng, chúng có thể mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng với trái đất như:

  • Phá hủy hệ thống miễn dịch của con người, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có khả năng dễ mắc bệnh hơn rất nhiều.
  • Khi tia UV được chiếu trực tiếp từ mặt trời xuống trái đất qua các lỗ thủng tầng ozon, chúng có khả năng phá hủy và làm thay đổi quá trình sinh trưởng của các loài như tôm, cua, cá,…
  • Tăng cường hiệu ứng nhà kính, điều này dẫn đến hiện tượng ô nhiễm khí quyển và tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UV-B.
  • Cuối cùng, hậu quả mà con người sẽ phải đối mặt các lỗ thủng tầng ozon chính là làm giảm cực nhanh tuổi thọ của vô số loại vật liệu hoặc làm mất độ bền của chúng. Hệ lụy của những việc này có thể là nguyên nhân cho những vụ sạt lở, sập nhà,…

Xem thêm: Lốc xoáy lửa, lốc xoáy nước là gì? Cùng tìm hiểu về lốc xoáy

Tổng hợp các biện pháp ngăn ngừa tầng ozon bị thủng rộng hơn

Có khá nhiều người thắc mắc về tính tự hồi phục của các lỗ thủng tầng ozon, hoặc không biết tầng O3 này có thể vá được hay không. Câu trả lời là có! Tầng O3 này có khả năng tự hồi phục 2% trong 15 năm nếu không có bất cứ chất thải nào ảnh hưởng đến màng lọc tia UV của mặt trời này. Tuy nhiên, con số này là khá ít đối với một khoảng thời gian dài như vậy. Do đó, chúng ta hãy cùng chung tay góp phần bảo vệ trái đất và bản thân chúng ta nói riêng qua một vài cách sau:

  • Chính phủ nên có những chính sách về thuế rác thải và chất ô nhiễm đối với những trường hợp không vứt rác đúng quy định.
  • Song song với đó, chúng ta cũng cần nâng cao trình độ giáo dục và tăng tuyên truyền cho người dân và các doanh nghiệp lớn nhỏ trong toàn bộ khu vực, nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozon bị thủng.
Phương pháp bảo vệ tầng ozon
Nâng cao trình độ giáo dục nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozon bị thủng.
  • Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền nhà nước cũng cần có những biện pháp để có thể xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm cục bộ trong những khu xí nghiệp lớn như các loại bụi và khí Clo được thải vào bầu khí quyển.
  • Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng và phát minh ra năng lượng hạt nhân cũng là một trong những bước quan trọng trong việc ngăn ngừa tầng ozon bị thủng rộng hơn.
  • Hơn nữa, bản thân chúng ta cũng có thể chủ động trong việc bảo vệ tầng O3 như: đi bộ hoặc xe công cộng thường xuyên nhằm hạn chế chất thải từ phương tiện ra môi trường, hay ưu tiên những loại thiết bị có dòng chữ “không có CFC” trên bao bì sản phẩm, hoặc việc tiết kiệm điện khi không dùng đến cũng là một đóng góp không nhỏ đối với quá trình hồi phục tầng ozon bị thủng.

Vai trò và tác dụng của tầng ozon rất quan trọng đối với trái đất của chúng ta. Vì thế, thosuaxe.vn rất hy vọng bạn có thể tuyên truyền bài viết này tới người thân, bạn bè và những người xung quanh, nhằm tăng cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất! Vì một tương lai sống trong môi trường trong lành và an toàn, hãy thường xuyên theo dõi những thông tin tại website thosuaxe.vn để trang bị cho mình thêm thật nhiều kiến thức, xu hướng mới nhất nhé!

3598 Views